1. Uống cà phê ngay sau khi ngủ dậy
Những người thích uống cà phê, một thức uống có tính chất gây nghiện thường chạy đến chiếc ấm pha cà phê ngay lập tức dù vừa ngủ dậy.
Theo Steven L. Miller, bác sĩ, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại trường Đại học Dartmouth, bang New Hampshire, Mỹ, thói quen này vô tình phá hủy quá trình sản xuất cortisol, vốn thường diễn ra ở mức cao nhất vào tầm từ 8 – 9 giờ sáng.
Mà hóc-môn cortisol lại có vai trò giúp chúng ta trở nên tỉnh táo hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên uống cà phê sau 9 giờ sáng.
2. Dậy quá muộn
Trong cuốn sách "con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu" của nhà sinh học Christoph Randler thuộc Trường Đại học Harvard (Mỹ) có đoạn:
"Những ai dậy sớm vào buổi sáng thường có sự nghiệp thành công hơn bởi vì họ chủ động hơn những người có thói quen làm việc vào buổi tối".
Dậy sớm sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống hơn. Bạn sẽ có tinh thần minh mẫn hơn, loại bỏ được căng thẳng để làm việc sáng tạo, cũng như cải thiện sức khỏe nói chung.
3. Ngủ nướng
Đồng hồ báo thức ra đời từ những năm 1950 nhưng nút chuông báo thức vẫn đang gây tranh cãi. Hiện nay mọi người lại có xu hướng đặt chuông báo thức bằng điện thoại di động.
Trong một buổi phỏng vấn với CNN, tiến sĩ Robert S Rosenberg cho biết: "Khi bạn nhấn vào nút chuông báo thức đồng hồ nhiều lần, bạn đang hành hạ bản thân mình.
Thứ nhất, bạn có thể ngủ thêm được một lúc nhưng đó là giấc ngủ chập chờn khiến bạn mệt mỏi hơn. Thứ 2, bạn sẽ bắt đầu vào một giấc ngủ mới mà không biết khi nào sẽ tỉnh giấc trở lại.
Hậu quả là bạn sẽ trải qua một ngày rất mệt mỏi và hay than vãn".
4. Không ăn sáng
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nói rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Và không ăn sáng là một thói quen vào buổi sáng cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc vậy buổi sáng tôi nên uống một cốc sữa, ăn một cái bánh hay chỉ ăn một loại ngũ cốc nào đó. Câu trả lời ngắn gọn là ăn gì cũng được, miễn là "có cái để nhét vào bụng".
Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn 27% so với những người không bỏ bữa sáng.
Một bài báo trên Tạp chí International Journal of Food & Nutrition cũng cho biết, những người ăn bữa sáng với ngũ cốc ít bị trầm cảm và căng thẳng hơn những người bỏ ăn sáng.
Không ăn sáng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa như loét niêm mạc dạ dày, viêm ruột non.
5. Dán mắt vào điện thoại
Khoảng 1/3 trong chúng ta đều cầm ngay lấy điện thoại ngay vừa mở mắt ra vào buổi sáng. Đó là lúc tranh thủ đọc báo, lướt facebook, trò chuyện với bạn bè, trao đổi công việc...
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sử dụng điện thoại có thể giúp bạn bớt căng thẳng, nhưng thực tế, sử dụng điện thoại đang làm gián đoạn thời điểm thư giãn nhất trong ngày của bạn.
Thêm một điều nữa bạn cần hạn chế, đó là dùng điện thoại trong khi ăn sáng. Những thiết bị điện tử này sẽ khiến bạn bị mất kiểm soát xem bao nhiêu thức ăn đã được bỏ vào miệng.
Bạn có thể sẽ mất hoàn toàn sự tập trung và kết quả là bạn sẽ ăn quá no so với tiêu chuẩn của mình.
Những người thích uống cà phê, một thức uống có tính chất gây nghiện thường chạy đến chiếc ấm pha cà phê ngay lập tức dù vừa ngủ dậy.
Theo Steven L. Miller, bác sĩ, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại trường Đại học Dartmouth, bang New Hampshire, Mỹ, thói quen này vô tình phá hủy quá trình sản xuất cortisol, vốn thường diễn ra ở mức cao nhất vào tầm từ 8 – 9 giờ sáng.
Mà hóc-môn cortisol lại có vai trò giúp chúng ta trở nên tỉnh táo hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên uống cà phê sau 9 giờ sáng.
2. Dậy quá muộn
Trong cuốn sách "con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu" của nhà sinh học Christoph Randler thuộc Trường Đại học Harvard (Mỹ) có đoạn:
"Những ai dậy sớm vào buổi sáng thường có sự nghiệp thành công hơn bởi vì họ chủ động hơn những người có thói quen làm việc vào buổi tối".
Dậy sớm sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống hơn. Bạn sẽ có tinh thần minh mẫn hơn, loại bỏ được căng thẳng để làm việc sáng tạo, cũng như cải thiện sức khỏe nói chung.
3. Ngủ nướng
Đồng hồ báo thức ra đời từ những năm 1950 nhưng nút chuông báo thức vẫn đang gây tranh cãi. Hiện nay mọi người lại có xu hướng đặt chuông báo thức bằng điện thoại di động.
Trong một buổi phỏng vấn với CNN, tiến sĩ Robert S Rosenberg cho biết: "Khi bạn nhấn vào nút chuông báo thức đồng hồ nhiều lần, bạn đang hành hạ bản thân mình.
Thứ nhất, bạn có thể ngủ thêm được một lúc nhưng đó là giấc ngủ chập chờn khiến bạn mệt mỏi hơn. Thứ 2, bạn sẽ bắt đầu vào một giấc ngủ mới mà không biết khi nào sẽ tỉnh giấc trở lại.
Hậu quả là bạn sẽ trải qua một ngày rất mệt mỏi và hay than vãn".
4. Không ăn sáng
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nói rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Và không ăn sáng là một thói quen vào buổi sáng cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc vậy buổi sáng tôi nên uống một cốc sữa, ăn một cái bánh hay chỉ ăn một loại ngũ cốc nào đó. Câu trả lời ngắn gọn là ăn gì cũng được, miễn là "có cái để nhét vào bụng".
Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành cao hơn 27% so với những người không bỏ bữa sáng.
Một bài báo trên Tạp chí International Journal of Food & Nutrition cũng cho biết, những người ăn bữa sáng với ngũ cốc ít bị trầm cảm và căng thẳng hơn những người bỏ ăn sáng.
Không ăn sáng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa như loét niêm mạc dạ dày, viêm ruột non.
5. Dán mắt vào điện thoại
Khoảng 1/3 trong chúng ta đều cầm ngay lấy điện thoại ngay vừa mở mắt ra vào buổi sáng. Đó là lúc tranh thủ đọc báo, lướt facebook, trò chuyện với bạn bè, trao đổi công việc...
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sử dụng điện thoại có thể giúp bạn bớt căng thẳng, nhưng thực tế, sử dụng điện thoại đang làm gián đoạn thời điểm thư giãn nhất trong ngày của bạn.
Thêm một điều nữa bạn cần hạn chế, đó là dùng điện thoại trong khi ăn sáng. Những thiết bị điện tử này sẽ khiến bạn bị mất kiểm soát xem bao nhiêu thức ăn đã được bỏ vào miệng.
Bạn có thể sẽ mất hoàn toàn sự tập trung và kết quả là bạn sẽ ăn quá no so với tiêu chuẩn của mình.
Theo Trí thức trẻ