Chả mực: Chả mực Quảng Ninh thuộc hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam. Món chả mực ngon phải được làm từ mực tươi giã tay sao cho vừa đủ nhuyễn để có thể dính, vừa phải còn những miếng mực nhỏ để chả mực được giòn. Sao đó hỗn hợp được ướp thêm chút hạt tiêu và nước mắm vừa đủ, người ta nặn thành từng miếng rồi đưa lên chảo chiên vàng.
Chả mực thường được chiên sơ, sau đó trước khi ăn, bạn chỉ cần rán nhỏ lửa cho vàng 2 mặt là có thể thưởng thức được ngay. Ăn miếng chả mực Quảng Ninh, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn sần sật, đồ ngọt đặc trưng của mực. Chả mự có thể chấm mới tương ớt để làm món lai rai hoặc chấm mới mắm tiêu ăn cơm đều rất ngon. Đến Quảng Ninh, bạn đừng quên mua chả mực về làm quà nhé.
Bánh cuốn, xôi chả mực: Vì chả mực ngon đặc sắc nên người Quảng Ninh còn nghĩ ra nhiều biến tấu khác từ món này như bánh cuốn chả mực hay xôi chả mực... Mới nghe thì có vẻ không liên quan nhưng quả thực bánh cuốn hay xôi ăn với chả mực vừa lạ miệng, vừa ngon... "có số, có má".
Những lát bánh cuốn nóng thêm hành phi thơm lựng khi ăn kèm với chả mực sẽ khiến vị giác của bạn phải bất ngờ và nhớ mãi khi miếng ăn vừa có độ mềm, vừa có độ giòn. Cảm giác này gần như bạn sẽ không thể tìm được ở các biến thể bánh cuốn khác.
Ngoài ra xôi chả mực cũng rất đáng để nếm thử. Những miếng xôi dẻo quẹo nóng hổi, ăn kèm miếng chả mực giòn, ngọt chan thêm chút nước mắm hoặc nước thịt ngon đến độ có thể khiến bạn đánh bay cả bát mà vẫn thòm thèm.
Canh riêu hà: Con hà thường sống ở vách đá, tàu thuyền, các loài động. Để lấy được con hà, người dân thường phải dùng dụng cụ chuyên dụng như búa chim thu nhỏ để cậy hà ra, chọc vỡ vỏ rồi hớt ruột hà. Nhìn chung để lấy được ruột hà không hề dễ dàng nhưng con hà có thể nấu được thành nhiều món ngon miễn bàn, trong đó nổi nhất nhất là canh riêu hà.
Bánh gật gù: Bánh gật gù giống bánh phở hay bánh cuốn của Hà Nội, là món ăn nổi tiếng ở vùng Tiên Yên, Quảng Ninh. Loại bánh này to bằng ngon tay trỏ với màu trắng muốt, khi ăn chấm với nước mắm pha chế theo công thức riêng.
Được biết bánh gật gù được làm thủ công, với bột làm bánh là gạo ngâm thêm một chút cơm nguội xay nhuyễn. Những chiếc bánh gật gù có độ mềm, dẻo, thơm đặc trưng nên đã không ăn thì thôi, chứ đã ăn, hiếm ai ăn 1, 2 mà ngừng được.
Bánh gật gù ngon không chỉ nằm ở bột bánh mà còn nằm ở phần mắm chấm. Thường nước mắm chấm bánh được làm từ nước mắm cốt truyền thống, chưng với mỡ gà, hành phi, ớt, hoặc chấm với khâu nhục. Chấm chiếc bánh thanh mát với nước chấm đậm đà có độ béo ngậy bạn sẽ hiểu vì sao bánh gật gù được nhiều người ưa thích đến thế.
Con ngán: Gọi là ngán nhưng sự thật thì hiếm ai ăn ngán mà có thể chê được. Bề ngoài, con ngán hao hao con ngao nhưng kích thước của ngán lớn hơn, vỏ sần sùi, không trơn như vỏ ngao và giá cũng đắt hơn ngao rất nhiều. Ngán có thể chế biến thành nhiều món như ngán hấp, ngán nướng, cháo ngán, gỏi ngán, bún xào ngán.
Ngoài phần thịt ngán béo ngọt, nước ngán cũng rất bổ dưỡng, do đó người ta thường cột chặt vỏ ngán để tránh mất nước trong khi hấp. Ngán hấp hoặc nướng ăn thường có vị mặn chát, chất ngọt thấm dần qua vị chát tê tê đầu lưỡi khiến dư vị mãi không thôi. Ngán còn có thể dùng để làm gỏi ngán, một chiếc hoa chuối, khoảng 10 con ngán trộn lẫn để tạo ra món gỏi ngán ngon khó tả.
Bún hải sản: Nếu bạn chép miệng bảo rằng, Hà Nội cũng đầy bún hải sản, việc gì phải về Quảng Ninh thì xin thưa rằng dù dễ tính đến đâu đi nữa thì làm sao bát bún với nguyên liệu đông lạnh ở vùng đồng bằng có thể so sánh nấu từ hải sản tươi rói của vùng biển đúng không?
Tô bún hải sản ở Hạ Long vô cùng đầy đặn với bề bề, tôm, thịt ghẹ (hoặc cù kỳ), chả cá, rau cải hoặc rau cần. Một bát bún ải sản đầy đủ chỉ khoảng 40 ngàn đồng là đủ để bạn no nê nguyên buổi. Chưa kể khi ăn bạn còn cảm nhận được vị ngọt đặc trưng của hải sản tươi.