Động tác 1
- Đưa đầu của bạn sang bên trái, sau đó cúi đầu xuống cho đến khi cằm của bạn chạm vào vai. Giữ nguyên tư thế này trong 2 giây. Làm tương tự với bên phải.
- Tiếp theo, quay đầu của bạn sang bên trái, chú ý kéo căng cổ và đưa trở về vị trí ban đầu. Sau đó làm tiếp với phía vai phải, giữ nguyên tư thế trong 2 giây.
- Lặp lại quy trình này 10 lần.
Động tác 2
- Dùng 2 tay ôm trọn 2 bên má, tay đặt vững trên mặt bàn.
- Từ từ đẩy mặt lên xuống nhịp nhàng, chuyển động cổ linh hoạt, tay vẫn giữ chắc trên mặt.
- Lặp lại động tác này 20 lần.
Động tác 3
- Đặt 2 tay ra sau gáy, đẩy cổ ra trước rồi ngửa ra sau.
- Lặp lại động tác này 20 lần.
Động tác 4
- Đặt tay phải lên vùng thái dương bên phải, nghiêng cổ sang phải và sau đó đẩy sang phía bên trái.
- Làm tương tự với tay trái cho phía bên trái của cổ.
- Lặp lại quy trình này 20 lần.
Động tác 5
- Đặt tay trái lên đầu, từ từ nghiêng đầu về phía vai trái giữ càng lâu càng tốt. Giữ nguyên tư thế này tối đa 30 giây.
- Lặp lại quy trình tương tự với phía bên phải.
- Làm 3 lần động tác này cho cả hai bên.
Động tác 6
Xoa bóp phần gáy từ 3 - 5 phút sau khi thực hiện các động tác trên. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau cổ và xung quanh vùng cổ rất hiệu quả.
Ngoài ra, chị em nên lưu ý một số điểm như: Điều chỉnh lại chiều cao của ghế để có thể sử dụng bàn phím bằng cổ tay và cánh tay song song với sàn nhà. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại. Ngoài ra, khuỷu tay cần được khép gần cơ thể, khi đó cánh tay sẽ tạo thành chữ L.
Bàn chân cần được đặt thoải mái trên sàn nhà. Không bắt chéo chân vì điều này có thể giảm lưu thông máu và gây ra tổn thương ở hông.
Theo Khỏe và Đẹp