Mặt nạ có lẽ là sản phẩm làm đẹp da cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của nhiều chị em.

Mùa đông trời lạnh khiến nhiều người có thể lười đắp mặt nạ, nhưng hiện đang là mùa hè, da rất dễ bị thiếu nước sau một ngày đi ra ngoài làm việc. Chúng ta phải dưỡng ẩm kịp thời cho da sau khi cháy nắng, và đắp mặt nạ để da được kịp cấp nước đầy đủ.

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-1

Đắp mặt nạ tuy đơn giản nhưng một số người lại không biết đắp mặt nạ đúng cách. Có người cho rằng đắp mặt nạ càng lâu càng tốt, có người cho rằng đắp mặt nạ hàng ngày sẽ giúp da đẹp hơn, cũng có người vứt bỏ mặt nạ sau khi đã dùng.

Trên thực tế, một miếng mặt nạ nhỏ không chỉ đơn giản là dưỡng ẩm. Thời gian, tần suất và phương pháp đắp mặt nạ cũng có những lưu ý riêng để tận dụng được công dụng sản phẩm một cách tối đa.

Dưới đây là 6 "KHÔNG" trong việc đắp mặt nạ, hãy học cách đắp mặt nạ đúng cách để chăm sóc da tốt hơn, giúp da đẹp lên bội phần!

Không đắp mặt nạ trực tiếp sau khi rửa mặt

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-2

Nhiều người thường có thói quen đắp mặt nạ trực tiếp sau khi tẩy trang và rửa mặt.

Nhưng trên thực tế, cách hiệu quả nhất vẫn là dưỡng ẩm cho da sau khi rửa mặt. Bạn có thể làm ẩm da đơn giản bằng xịt dưỡng ẩm, sau đó mới đắp mặt nạ sẽ thu được kết quả gấp đôi. Cách làm này giúp da mịn hơn, lại khóa ẩm hiệu quả.

Không quên rửa sạch mặt sau khi đắp mặt nạ

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-3

Một số chị em đi làm mệt mỏi hay... ngủ gật sau khi đắp mặt nạ. Việc mặt nạ đắp lên mặt quên không kịp cởi ra như vậy rất có hại.

Sau khi đắp mặt nạ, bạn phải kịp thời gỡ bỏ mặt nạ và rửa sạch mặt. Một phần tinh chất trong mặt nạ thẩm thấu hết thì bạn cần rửa sạch phần còn lại, nếu không rửa mặt sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông và gây tổn thương da.

Không đắp mặt nạ quá 15 phút

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-4

Đắp mặt nạ càng lâu càng tốt? Điều này hoàn toàn không nên. Nhiều người muốn để nguyên mặt nạ trên da càng lâu càng tốt để giữ tinh chất nên ngại xé bỏ mặt nạ.

Tuy nhiên, thời gian đắp mặt nạ chỉ nên khống chế trong khoảng 15 phút, lâu nhất không quá 20 phút. Nếu đắp mặt nạ lâu, nó sẽ hút ẩm trên da khiến da không được cấp ẩm kịp thời và đúng cách.

Không đắp mặt nạ chức năng mỗi ngày

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-5

Mặt nạ chức năng là gì? Ngoài các loại mặt nạ dưỡng ẩm cơ bản, mặt nạ làm sáng, trắng da, chống nhăn và đánh bay axit đều là mặt nạ chức năng. Các loại mặt nạ này không giúp da bạn trắng lên mỗi ngày. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ chức năng 2-3 lần/ tuần. Đắp mặt nạ chức năng mỗi ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho da.

Mặt nạ dưỡng da hàng ngày chủ yếu vẫn là mặt nạ dưỡng ẩm. Đối với những loại mặt nạ chuyên dụng như làm trắng, chống nhăn... bạn không nên đắp thường xuyên.

Không vứt mặt nạ luôn sau khi dùng

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-6

Sau khi tháo bỏ mặt nạ, một số chị em sẽ chọn cách vứt ngay mặt nạ giấy đi. Thực tế đây là hành vi khá lãng phí, chúng ta có thể tận dụng chiếc mặt nạ này cho vùng khác.

Ví dụ, bạn có thể tái sử dụng để đắp lên cổ hoặc tay bổ sung độ ẩm.

Thoa các sản phẩm dưỡng da sau khi đắp mặt nạ

6 KHÔNG khi đắp mặt nạ không phải ai cũng biết-7

Cuối cùng, sau khi đắp mặt, một số người có thể cảm thấy da rất mịn và trắng nên sẽ không thoa các sản phẩm dưỡng da tiếp theo nữa, Điều này là không nên.

Đắp mặt nạ xong bạn đừng đi ngủ ngay mà nên tuân thủ các bước trong quy trình dưỡng da. Trình tự chăm sóc da cơ bản là đắp mặt nạ - dưỡng ẩm - thoa tinh chất - kem dưỡng - kem dưỡng mắt. 

Đừng bỏ qua các quy trình dưỡng đơn giản. Tuân thủ đầy đủ các bước skincare để làn da ngày càng tốt hơn, việc đắp mặt nạ cũng đạt hiệu quả cao nhất.

PT
Theo Vietnamnet