Là một trong những huyện ngoại thành Sài Gòn, ngoài tự hào mình là vùng đất anh hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm, Củ Chi còn là điểm du lịch và ẩm thực mang chất dân dã nhưng độc đáo.

 
 Mít non trộn thịt
 

6-mon-ngon-nen-thu-khi-tham-dat-thep-cu-chi-1

Ếch đồng để da xào lá lốt

6-mon-ngon-nen-thu-khi-tham-dat-thep-cu-chi-page-2-1

Măng tươi luộc trộn tôm thịt

6-mon-ngon-nen-thu-khi-den-cu-chi-page-3-1

Bò tơ cuốn bánh tráng

6-mon-ngon-nen-thu-khi-den-cu-chi-page-4-1

Cá hải tượng nướng muối ớt

6-mon-ngon-nen-thu-khi-den-cu-chi-page-5-1

Khoai mì hấp nước cốt dừa

6-mon-ngon-nen-thu-khi-tham-dat-thep-cu-chi-page-6-1

Mít trộn ngày xưa chỉ có ở các tỉnh miền Trung nhưng hơn chục năm nay, món ăn dân dã này được biết đến nhiều hơn ở miền Nam, trong đó nhiều nhất là ở huyện Củ Chi (TP HCM) - nơi có những vườn mít cho trái quanh năm.

Để có món ăn ngon, đầu bếp phải chọn nguyên liệu là những trái bắt đầu căng múi, gai của vỏ mít giãn ra vừa phải, mít đã có múi nhưng hạt chưa được thành hình. Mít hái xuống cây để cho thật ráo mủ, gọt bỏ vỏ, cắt bỏ phần cùi mít, chỉ lấy phần múi mít và cả phần xơ.

Mít non được mang đi luộc cả miếng to, khi luộc được dằn tí muối, luộc đi luộc lại nhiều lần cho ra hết vị chát và mít không bị đen. Sau khi luộc xong thì xé hoặc cắt miếng vừa ăn. Mít non sau khi xé thường được trộn với thịt heo luộc, tôm, hoặc thịt gà.

Muốn có đĩa mít luộc ngon, không thể thiếu nước mắm chua ngọt, rau thơm, ngò rí, mè rang. Món ăn có thể ăn kèm với cơm hoặc dùng làm mồi nhậu. Mít luộc có vị ngọt, bùi và có mùi đặc trưng.

Theo Ngôi sao