Bữa tối là bữa ăn cuối ngày, nó giúp bạn nạp năng lượng cho cơ thể sau một ngày hoạt động vất vả. Tuy nhiên, do công việc, cuộc sống mà nhiều người thường ăn tối quá muộn. Họ không biết rằng điều đó sẽ gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân.
Béo phì
Theo Boldsky, ăn tối muộn khiến khoảng thời gian từ bữa trưa đến bữa tối khá dài, cơ thể bị đói, bạn sẽ phải tiêu thụ nhiều thức ăn hơn bình thường trong bữa tối. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sự trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày, vì vậy, ăn tối muộn và nhiều sẽ khiến thực phẩm khó tiêu hóa kịp và không được sử dụng để tạo ra năng lượng. Thay vào đó, nó sẽ chuyển hóa thành các chất béo không lành mạnh, dẫn đến tăng cân, béo phì.
Ăn tối muộn sẽ khiến một phần thực phẩm không được tiêu hóa kịp sẽ chuyển hóa thành các chất béo không lành mạnh, dẫn đến tăng cân, béo phì. Ảnh: Boldsky.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa
Ăn tối muộn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng và trào ngược axit. Nguyên nhân là do khoảng cách bữa tối và thời gian ngủ bị giảm. Khi bạn nằm ngủ, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra tình trạng khó chịu. Ăn tối sớm, đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa có đủ thời gian để xử lý tốt thức ăn trước khi đi ngủ.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Các vấn đề tiêu hóa xảy ra do ăn tối muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ giấc ngủ. Ợ nóng, trào ngược axit khiến cơ thể khó chịu, bạn sẽ bị thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do vậy, bạn nên ăn tối sớm, tốt nhất là trước 19h.
Gây mệt mỏi vào ngày hôm sau
Ăn tối muộn khiến cơ thể phải tập trung tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng suốt cả đêm, do đó không có thời gian để não bộ và các cơ quan khác tập trung hồi phục và tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.
Đột quỵ
Theo Livestrong, một nghiên cứu trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu năm 2011 đã chỉ ra mối liên quan giữa thói quen ăn tối muộn và bệnh đột quỵ. Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho biết triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ, vấn đề lớn có thể gây ra đột quỵ. Ngoài ra, ăn tối muộn còn ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của cơ thể. Những biến động này đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ khá cao.
Tiểu đường
Ăn tối muộn đồng nghĩa với việc giảm lượng insulin sinh ra. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Béo phì
Theo Boldsky, ăn tối muộn khiến khoảng thời gian từ bữa trưa đến bữa tối khá dài, cơ thể bị đói, bạn sẽ phải tiêu thụ nhiều thức ăn hơn bình thường trong bữa tối. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sự trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày, vì vậy, ăn tối muộn và nhiều sẽ khiến thực phẩm khó tiêu hóa kịp và không được sử dụng để tạo ra năng lượng. Thay vào đó, nó sẽ chuyển hóa thành các chất béo không lành mạnh, dẫn đến tăng cân, béo phì.
Ăn tối muộn sẽ khiến một phần thực phẩm không được tiêu hóa kịp sẽ chuyển hóa thành các chất béo không lành mạnh, dẫn đến tăng cân, béo phì. Ảnh: Boldsky.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa
Ăn tối muộn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng và trào ngược axit. Nguyên nhân là do khoảng cách bữa tối và thời gian ngủ bị giảm. Khi bạn nằm ngủ, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra tình trạng khó chịu. Ăn tối sớm, đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa có đủ thời gian để xử lý tốt thức ăn trước khi đi ngủ.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Các vấn đề tiêu hóa xảy ra do ăn tối muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ giấc ngủ. Ợ nóng, trào ngược axit khiến cơ thể khó chịu, bạn sẽ bị thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do vậy, bạn nên ăn tối sớm, tốt nhất là trước 19h.
Gây mệt mỏi vào ngày hôm sau
Ăn tối muộn khiến cơ thể phải tập trung tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng suốt cả đêm, do đó không có thời gian để não bộ và các cơ quan khác tập trung hồi phục và tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.
Đột quỵ
Theo Livestrong, một nghiên cứu trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu năm 2011 đã chỉ ra mối liên quan giữa thói quen ăn tối muộn và bệnh đột quỵ. Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho biết triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ, vấn đề lớn có thể gây ra đột quỵ. Ngoài ra, ăn tối muộn còn ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của cơ thể. Những biến động này đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ khá cao.
Tiểu đường
Ăn tối muộn đồng nghĩa với việc giảm lượng insulin sinh ra. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo Zing