Giáo sư Tim Spector, công tác tại Đại học Hoàng gia London, cho biết có lẽ chúng ta đang thực hiện sai tất cả. Chúng ta đang sống trong thời đại béo phì được coi như một đại dịch. Nhưng những nỗ lực, điều chúng ta tin có thể giúp hỗ trợ giảm cân lại không hiệu quả. Bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để điểu chính kế hoạch giảm cân để sở hữu vóc dáng cân đối nhé.

Áp dụng nguyên tắc: lượng calo tiêu thụ và đốt cháy bằng nhau

Giảm cân không đơn giản là lượng calo tiêu thụ vào và đốt cháy bằng nhau. Một calo ghi trên nhãn mác không ngang bằng khi nhắc tới tác động của chúng đến cơ thể.

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vi khuẩn đường ruột và cách chúng tương tác với các gen của chúng ta xác định cách thức ăn được tiêu hóa và sử dụng. Điều này có nghĩa là hai người có thể ăn chính xác cùng một lượng calo và tập thể dục như nhau nhưng vẫn sẽ giảm hoặc tăng cân khác nhau.

Hạn chế lượng calo giúp giảm cân

Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này. Con người phản ứng với các loại thực phẩm và chế độ giảm cân rất khác nhau bởi gen hay vi sinh vật trong cơ thể.

Vì vậy, nếu hai người ăn hai đĩa mỳ Ý giống hệt nhau, họ sẽ tiêu thụ lượng chất béo khác nhau do sự khác biệt ở các vi sinh vật trong cơ thể mỗi người vì đường ruột mỗi người có đặc tính riêng.

Tập thể dục giúp giảm cân

Có thể bạn chưa biết nhưng việc giảm mỡ khó hơn giảm cơ. Tập thể dục đặc biệt tốt cho tim, tinh thần và sức khỏe tổng thể nhưng không cần thiết để làm nhỏ vòng eo của bạn. Thực tế, tập thể dục còn dẫn tới tăng cân vì cơ thể của bạn được lập trình để thích ứng nhằm bù đắp cho việc bạn tập luyện thêm.

giam can
Tập thể dục đặc biệt tốt cho tim, tinh thần và sức khỏe tổng thể nhưng không cần
 thiết để làm nhỏ vòng eo của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)


Giảm lượng cacbonhydrat tốt cho bạn

Xu hướng cho rằng bệnh béo phì có thể được chữa khỏi bằng cách bỏ qua chỉ một phần trong chế độ ăn uống. Điều này đã dẫn đến nhiều cuốn sách nổi tiếng từng ủng hộ việc loại bỏ các nhóm thực phẩm chính, bao gồm sữa, thịt, ngũ cốc và thực phẩm chứa gluten, chất béo bão hòa và các loại thực phẩm “hiện đại” như ngũ cốc và các loại đậu, đường fructose hoặc tất cả các loại đường và carbohydrate.

Khoa học đằng sau những chế độ ăn phổ biến này đã thiếu sót và việc tuân theo bất kỳ chế độ ăn nào trong số đó trong khoảng thời gian nào cũng là điều không thể. Các chế độ ăn này còn giảm tính đa dạng về các thực phẩm chúng ta tiêu thụ.

Các nghiên cứu trước đã chỉ ra điều này có thể nguy hiểm mức nào. Chế độ ăn uống của nhiều người chủ yếu dựa vào thực phẩm đã chế biến, đồng nghĩ với việc họ tiêu hóa 10-20 nguyên liệu khác nhau trong một năm.

Trong khi đó, sự đa dạng của vi sinh vật là chìa khóa của sức khỏe. Đa dạng vi sinh vật thấp không chỉ liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường mà còn bệnh dị ứng, các bệnh tự miễn dịch và hội chứng ruột kích thích.

Luôn ăn sáng

Một trong những nguyên tắc vàng của ăn uống lành mạnh là bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Nhưng điều nhiều người không nhận ra là đó chỉ là chiêu tiếp thị cho các công ty ngũ cốc thúc đẩy kinh doanh.

Một phần của sự giáo điều là ý tưởng nên ăn “ít và thường xuyên” để ngăn chặn những đột biến lượng đường trong máu và lượng thấp khiến chúng ta ăn nhiều hơn sau đó. Tuy nhiên, những điều đó vẫn là bí ẩn chưa được chứng minh.

Sự thật là nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh giúp giảm cân bằng cách kích thích các vi khuẩn thân thiện. “Thời gian nghỉ” từ sự tiêu hóa cho vi khuẩn một cơ hội “làm sạch” niêm mạc ruột, cho phép đa dạng vi khuẩn phát triển mạnh vào thời điểm chúng ta ăn sau đó. Đây có thể là lý do tại sao chế độ ăn chay không liên tục như 5: 2 đã rất thành công.

Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng thời gian nhịn ăn qua đêm đến sáng muộn hoặc buổi trưa có thể có tác động tích cực tương tự về giảm cân và xét nghiệm máu. Vì thế chìa khóa là hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn muốn ăn, hãy ăn thực phẩm thân thiện với ruột và không nên cưỡng ép nếu cơ thể thấy không cần.


 Thực tế thì sản phẩm ít béo có lượng đường cao hơn kèm theo chất nhũ hoá, chất hóa học và chất bảo quản có thể gây rối loạn vi khuẩn trong cơ thể. (Ảnh: Internet)


Tránh ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo cao


Kiến thức khoa học đang chống lại quan niệm “các chất béo có hại cho bạn”. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy việc ăn chất béo đúng cách có thể tăng cường sức khỏe và giúp lợi khuẩn phát triển. Vì thế, bạn hãy chọn các sản phẩm sữa nguyên béo.

Sản phẩm sữa nguyên béo có thể chứa lượng calo cao hơn sản phẩm ít béo nhưng thực tế, sản phẩm ít béo có lượng đường cao hơn kèm theo chất nhũ hoá, chất hóa học và chất bảo quản có thể gây rối loạn vi khuẩn trong cơ thể.

Một thử nghiệm 5 năm gần đây trên 7000 người Tây Ban Nha với một nhóm theo chế độ ăn uống ít chất béo và một nhóm theo chế độ ăn Địa Trung Hải giàu chất béo với hạt dẻ thêm dầu ô liu, pho mát béo và sữa chua. Nghiên cứu cho thấy 1/3 trong nhóm ăn chất béo cao ít mắc bệnh ung thư, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư vú, thậm chí còn giảm cân.

Vi khuẩn sống không có tác dụng


Các nghiên cứu đã cho thấy probiotics giúp phục hồi và bảo vệ đường ruột chống lại bệnh nhiễm trùng C.diff khó chịu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa prebiotic như tỏi tây, hành tây, tỏi, Jerusalem hoặc cầu atisô và măng tây.

Prebiotics là sợi mà chúng ta không thể tiêu hóa nhưng vi khuẩn sống của chúng ta có thể. Chúng tạo ra môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn như thực phẩm nguyên béo (sữa chua, pho mát chưa tiệt trùng) và thực phẩm lên men như kim chi để bổ sung vi khuẩn ruột.

Các thành phần quan trọng khác là polyphenols - hóa chất thực vật giúp thúc đẩy sự tăng trưởng vi khuẩn có lợi và ngăn chặn hại khuẩn. Chúng được tìm thấy trong nho, dâu tây, hành, lựu, cà phê, trà xanh, rượu vang đỏ và sô cô la đen.

Nguồn: Dailymail
 Theo Trí Thức Trẻ