Cơ thể người có thể coi là một kiệt tác của tạo hóa. Từng bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có cấu tạo rất đặc biệt, và thậm chí đến nay giới khoa học cũng chưa thể hiểu được cặn kẽ cách thực vận hành của "kiệt tác" này.
Chính vì vậy, sẽ không có gì đáng để thất vọng nếu như bạn chưa từng nghe đến 7 sự thật dưới đây.
1. Dạ dày tiêu hóa được cả kẽm
Trong dạ dày của chúng ta có chứa dịch vị - một dung dịch gồm axit HCl và một số loại enzyme tiêu hóa khác. Trong đó, axit dạ dày có nồng độ rất cao, đủ khả năng phân hủy cả kẽm. Thậm chí, đã từng có trường hợp nuốt phải dao cạo râu, và lưỡi dao này đã bị phân hủy một cách an toàn ngay bên trong dạ dày.
Nhưng mạnh là thế, tại sao chúng ta không bị chính dịch vị này phá hủy. Đó là bởi thành dạ dày luôn được "tráng" bởi một lớp màng nhầy, giúp ngăn cản axit trong dịch vị tiếp xúc với cơ thể.
2. Một người đàn ông có thể... làm bố của toàn bộ dân số Trái đất
Một người đàn ông trưởng thành có thể sản sinh ra 10 triệu tinh trùng mới mỗi ngày bên trong tinh hoàn. Theo các tính toán, nếu mỗi tinh trùng đều được thụ tinh thì anh chàng này sẽ là bố của... toàn bộ dân số trên thế giới trong 6 tháng.
3. Đường dẫn khí trong phổi còn lớn hơn chiều dài của Việt Nam
Thật vậy, phổi của chúng ta chứa khoảng 2.400 km đường dẫn khí, với số lượng khoang rỗng chứa khí là 300 đến 500 triệu. Trong khi đó, chiều dài của Việt Nam (tính theo đường chim bay) chỉ rơi vào khoảng 1700km.
Ngoài ra, diện tích bề mặt phổi sẽ rơi vào khoảng 70m2 - bằng một sân tennis tiêu chuẩn. Và nếu nối toàn bộ mạch máu bên trong phổi lại với nhau sẽ được một đoạn dây dài khoảng... gần 1.000 cây số.
4. Lượng nước bọt trong một đời người đủ để lấp đầy 2 bể bơi tiêu chuẩn Olympic
Một bể bơi Olympic tiêu chuẩn sẽ có sức chứa khoảng... 2,5 triệu lít nước.
Nhưng đừng thấy điều này là đáng sợ, vì nước bọt là thứ rất quan trọng. Trong nước bọt có các enzyme giúp phân giải một phần thức ăn khi đưa vào miệng, và nhờ đó bạn mới có thể cảm nhận được mùi vị của chúng.
5. Nhiệt lượng cơ thể sinh ra trong 30 phút là đủ để đun sôi 1,8l nước
Nhiệt độ trung bình của một người khỏe mạnh là 37 độ C. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nhiệt độ bên trong cơ thể thì lớn hơn.
6. Tim người vẫn tự đập dù được đưa ra khỏi cơ thể
Đúng vậy! Tim người có thể tự tạo ra xung điện riêng, nên dù có bị "móc" ra khỏi cơ thể, nó vẫn có khả năng tự đập (tất nhiên là chỉ được một lúc thôi).
Ngoài ra, tim của chúng ta khi đập tạo nên một áp lực khá lớn, có thể khiến máu bắn ra một khoảng cách lên tới 10m.
7. Xương người còn bền hơn bê tông
Theo nhiều nghiên cứu, xương của chúng ta bền hơn gấp 4 lần so với bê tông. Trong đó, khúc xương có thể tích khoảng 0,016 cm3 đủ khả năng chịu được sức nặng là 8,6 tấn.
Tuy nhiên, sự thật là chúng ta vẫn rất dễ bị gãy xương, vì điều này còn phụ thuộc vào góc độ của lực tác động. Một khúc xương đùi (phần xương khỏe nhất trên cơ thể) có thể dễ dàng bị bẻ gãy nếu có một lực vuông góc tác động vào đó.
Chính vì vậy, sẽ không có gì đáng để thất vọng nếu như bạn chưa từng nghe đến 7 sự thật dưới đây.
1. Dạ dày tiêu hóa được cả kẽm
Trong dạ dày của chúng ta có chứa dịch vị - một dung dịch gồm axit HCl và một số loại enzyme tiêu hóa khác. Trong đó, axit dạ dày có nồng độ rất cao, đủ khả năng phân hủy cả kẽm. Thậm chí, đã từng có trường hợp nuốt phải dao cạo râu, và lưỡi dao này đã bị phân hủy một cách an toàn ngay bên trong dạ dày.
Cảnh tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày
Nhưng mạnh là thế, tại sao chúng ta không bị chính dịch vị này phá hủy. Đó là bởi thành dạ dày luôn được "tráng" bởi một lớp màng nhầy, giúp ngăn cản axit trong dịch vị tiếp xúc với cơ thể.
2. Một người đàn ông có thể... làm bố của toàn bộ dân số Trái đất
Một người đàn ông trưởng thành có thể sản sinh ra 10 triệu tinh trùng mới mỗi ngày bên trong tinh hoàn. Theo các tính toán, nếu mỗi tinh trùng đều được thụ tinh thì anh chàng này sẽ là bố của... toàn bộ dân số trên thế giới trong 6 tháng.
3. Đường dẫn khí trong phổi còn lớn hơn chiều dài của Việt Nam
Thật vậy, phổi của chúng ta chứa khoảng 2.400 km đường dẫn khí, với số lượng khoang rỗng chứa khí là 300 đến 500 triệu. Trong khi đó, chiều dài của Việt Nam (tính theo đường chim bay) chỉ rơi vào khoảng 1700km.
Ngoài ra, diện tích bề mặt phổi sẽ rơi vào khoảng 70m2 - bằng một sân tennis tiêu chuẩn. Và nếu nối toàn bộ mạch máu bên trong phổi lại với nhau sẽ được một đoạn dây dài khoảng... gần 1.000 cây số.
4. Lượng nước bọt trong một đời người đủ để lấp đầy 2 bể bơi tiêu chuẩn Olympic
Một bể bơi Olympic tiêu chuẩn sẽ có sức chứa khoảng... 2,5 triệu lít nước.
5. Nhiệt lượng cơ thể sinh ra trong 30 phút là đủ để đun sôi 1,8l nước
Nhiệt độ trung bình của một người khỏe mạnh là 37 độ C. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nhiệt độ bên trong cơ thể thì lớn hơn.
6. Tim người vẫn tự đập dù được đưa ra khỏi cơ thể
Đúng vậy! Tim người có thể tự tạo ra xung điện riêng, nên dù có bị "móc" ra khỏi cơ thể, nó vẫn có khả năng tự đập (tất nhiên là chỉ được một lúc thôi).
Ngoài ra, tim của chúng ta khi đập tạo nên một áp lực khá lớn, có thể khiến máu bắn ra một khoảng cách lên tới 10m.
7. Xương người còn bền hơn bê tông
Theo nhiều nghiên cứu, xương của chúng ta bền hơn gấp 4 lần so với bê tông. Trong đó, khúc xương có thể tích khoảng 0,016 cm3 đủ khả năng chịu được sức nặng là 8,6 tấn.
Tuy nhiên, sự thật là chúng ta vẫn rất dễ bị gãy xương, vì điều này còn phụ thuộc vào góc độ của lực tác động. Một khúc xương đùi (phần xương khỏe nhất trên cơ thể) có thể dễ dàng bị bẻ gãy nếu có một lực vuông góc tác động vào đó.
Theo kênh 14/ trí thức trẻ