Tất cả những việc làm tưởng chừng vô hại, những căng thẳng trong gia đình, những trở ngại bất ngờ trong các mối quan hệ, trong công việc, áp lực về sức khỏe đều khiến bạn thật khó có một giấc ngủ ngon.

Thông thường , các tác động vào tâm lý không hoàn toàn kiểm soát trọn vẹn giấc ngủ của bạn, nhưng bạn có thể kiểm soát chúng cùng với các thói quen có lợi cho cơ thể để có mọt giấc ngủ ngon.

1. Lập thói quen cho giấc ngủ và gắn bó với nó

Đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày kể cả ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ. Tính nhất quán tăng cường khi chu kì ngủ - thức tự nhiên của bạn được duy trì sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn phải mất hơn 15 phút để đi vào giấc ngủ, hãy thư giãn với một cái gì đó khác như đọc vài trang sách, nghe vài bản nhạc êm dịu,… và quay trở lại giường khi bạn cảm thấy mệt, nếu giữ tâm trạng lo lắng đi vào giấc ngủ, không những bạn không ngủ được mà việc ngủ ngay cả khi đã mỏi mệt lại càng khó khăn hơn.
 

2. Xem xét thực phẩm và đồ uống của bạn

Không đi ngủ khi quá no hoặc đói. Bạn cũng nên tránh uống rượu vào ban đêm, hãy nói không với caffeine, nicotine, rượu, những chất có khả năng kích thích kéo dài có thể phá hủy chất lượng giấc ngủ của bạn, cũng đừng lầm tưởng khi rượu có khả năng đưa bạn dễ dàng vào giấc ngủ lúc đầu vì sau đó bạn buộc phải thức dậy để đi vệ sinh cả đêm.
 

3. Hoạt động trước khi ngủ

Đọc một cuốn sách, ngâm mình trong bồn nước ấm, nghe nhạc,.. những hoạt động này đều có thể cải thiện giấc ngủ và làm giấc ngủ mượt mà hơn. Loại bỏ thói quen xem ti vi và sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng là điều nên làm khi ánh sáng từ các thiết bị điện tử luôn ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
 

4. Tạo sự thoải mái

Bài trí phòng ngủ với các gam màu dịu nhẹ, mát mẻ, yên tĩnh cũng là một cách để có giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Đầu tự những chiếc gối và nệm phù hợp để tăng sự êm ái khi ngủ, nếu bạn nuôi động vật hoặc có trẻ nhỏ trong nhà, hãy bố trí khu vực và phòng riêng phù hợp để tất cả dều có giấc ngủ sâu.
 

5. Hạn chế ngủ ban ngày

Nếu bạn ngủ ngày quá nhiều, giấc ngủ ban đêm của bạn cũng bị ảnh hưởng. 10 – 30 phút là đủ cho một giấc ngủ ban ngày và hãy dành nó vào giữa trưa để nạp năng lượng cho cơ thể mệt mỏi.
Còn khi bạn phải làm việc vào ban đêm, hãy hạn chế tiếp xúc với ánh sáng ban ngày trong phòng, nó sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học và khiến bạn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
 

6.Tập thể dục hàng ngày

Việc áp dụng một lối sống tích cực sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn. Tập thể dục đúng giờ và trước 5 giờ chiều luôn hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ.
 

7. Đối phó với căng thẳng

Khi bạn đang quá tải với nhiệm vụ và trách nhiệm, giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Để khắc phục điều này, hãy kiểm soát stress một cách lành mạnh. Sắp xếp công việc hợp lí, ưu tiên các nhiệm vụ cần phải làm trước, nghỉ ngơi khi bạn thấy mệt, giao tiếp nhiều với bạn bè và đi đâu đó, hay chỉ đơn giản là trước khi ngủ hãy gạch đầu dòng tất cả những việc quan trọng mà bạn phải làm cho ngày mai.
 

8. Tìm đến bác sĩ

Nếu việc không có một đêm ngon giấc liên tục lặp lại, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất.

 
Châm Phạm - Thùy Dương
Theo Vietnamnet