1. Mâu thuẫn
Có thể bạn ngạc nhiên nhưng thực chất một mối quan hệ không có mâu thuẫn mới là mối quan hệ có nhiều vấn đề. Nếu bạn cứ giữ những cảm xúc, sự bực tức cho riêng mình, bạn sẽ chẳng thể thay đổi bất cứ điều gì. Tranh cãi, mâu thuẫn là cách để bạn trút cơn giận và hai người kiểu nhau hơn, biết được nhược điểm cũng như việc đối phương không thích điều gì.
Điều quan trọng là phải tuân thủ các quy tắc của một cuộc tranh luận. Đó là: tôn trọng đối tác của bạn; hiểu rằng xung đột cũng phải có những giới hạn nhất định; đừng nói về người kia mà hãy nói về bản thân mình, ví dụ thay vì nói "Anh thật vô trách nhiệm!", hãy nói "Em rất thất vọng!"
2. Tán tỉnh
Việc tán tỉnh những người khác giúp duy trì sự thu hút lẫn nhau. Khi tán tỉnh nhau, chúng ta cảm thấy tự do và quyến rũ; điều này khiến chúng ta vui vẻ hơn và tự tin hơn. Điều cốt yếu là mang năng lượng tích cực này vào mối quan hệ của bạn.
Nhưng làm thế nào để biết bạn đã vượt quá giới hạn khi tán tỉnh người khác hay chưa? Nếu bạn nghĩ lời bạn nói hay điều bạn làm khiến người kia cảm thấy khó chịu, tức là bạn đang vượt quá giới hạn. Nếu những cư xử của bạn tương tự ngay cả khi có mặt người ấy, thì đó là điều bình thường.
3. Chăm sóc bản thân
Để giữ một mối quan hệ bền chặt, điều quan trọng là phải chăm sóc bản thân, tôn trọng mong muốn của bạn. Hãy đưa ra giới hạn của bạn với người ấy (sẽ đồng ý chuyện này nhưng chuyện kia thì không) và giữ cho mình không gian riêng, sở thích riêng. Nếu không, sự bức bối và bất mãn sẽ tích tụ và lâu dần sẽ thấy khó thở khi sống cạnh nhau.
4. Vượt qua khó khăn
Bất cứ cặp đôi nào cũng đều phải trải qua những khó khăn tại một thời điểm nào đó. Đó là lý do tại sao bạn phải học cách sống qua những gian khổ, xung đột, bất mãn và kiên nhẫn, thay vì bất mãn và buông xuôi mỗi khi có chuyện không hài lòng.
5. Giữ khoảng cách
Nếu hai bạn lúc nào cũng ở cạnh nhau thì sự đam mê trong mối quan hệ sẽ nhanh chóng giảm sút, thậm chí trở nên nhàm chán.
Các nhà tâm lý học đều nói rằng một chút xa cách đôi khi lại là điều tốt. Tạm thời xa nhau, dù chỉ thời gian ngắn, luôn mang lại niềm hạnh phúc của sự đoàn tụ. Hãy nhớ rằng vui vẻ để người ấy làm điều họ muốn sẽ tốt hơn là khiến họ mặc kệ bạn để được tự do làm điều đó.
6. Không phải lúc nào cũng nói thật và thẳng
Luôn luôn thẳng thắn và thật thà với nửa kia đôi khi là một điều sai lầm. "Mẹ em nghĩ anh chẳng làm được gì cả!" hay "Sinh con xong em béo kinh khủng quá!" không phải nhưng lời bạn nên cho người ấy biết. Nếu bạn thật sự tôn trọng nửa kia, hãy cẩn trọng và nhớ rằng không phải điều gì cũng có thể nói ra.
7. Bảo vệ “cái tôi” của bản thân
Chúng ta từ bỏ bạn bè và sở thích để điều chỉnh bản thân theo sở thích của người kia. Kết quả là, chính chúng ta từ bỏ những điều đặc biệt của bản thân, và phải kìm nén những điều không vui; chính điều này sớm dẫn đến mâu thuẫn.
Nhớ rằng, hy sinh bản thân chính là gây áp lực lên người kia và đầu độc mối quan hệ: khi một người hy sinh bản thân, họ thường mong đợi người kia cũng làm thế vì mình.
8. Đừng quá chăm sóc người ấy
Quan tâm quá mức, lúc nào cũng chăm chăm đoán mong muốn của người ấy, nói cách khác, chăm người kia như bố mẹ chăm con không phải là cách hay.
Những hành động này trước hết sẽ gây khó chịu. Một phụ nữ trưởng thành cần một người đàn ông, không phải một ông bố. Một người đàn ông trưởng thành cần một phụ nữ tương xứng, không phải một bà mẹ suốt ngày cứ xoắn xuýt quanh mình.
Ngoài ra, nó sẽ dập tắt tình cảm giữa hai người. Nếu bạn hành động như thể bạn là bố mẹ người ta, sớm muộn gì hình tượng của bạn trong lòng người đó sẽ là một phụ huynh tận tụy chứ không phải người yêu nữa, vô tình phá tan mối quan hệ yêu đương.
Theo Dân Việt