1. Nấm: Các loại nấm có khả năng hấp thụ nước và rất khó để khô. Khi bạn rửa nấm một lượng lớn nước sẽ được hấp thụ vào bên trong, có thể có cả xà phòng, dẫn đến món ăn không giữ được hương vị tự nhiên. Cách tốt nhất là bạn hãy lau sạch nấm bằng khăn giấy khô và lắc mạnh để ra bụi bẩn.
2. Rau xanh đóng gói: Nếu nhãn trên các gói rau xanh nói rằng chúng đã được rửa sạch, bạn sẽ không cần phải rửa thêm nữa. Các loại rau này được xử lý bằng hỗn hợp nước và chất khử trùng, giúp ngăn ngừa sự phát tiển của vi khuẩn trên rau xanh, bạn sẽ loại trừ khả năng bị bệnh nếu ăn chúng trực tiếp.
3. Trứng gà ở Mỹ: Ở Mỹ, trứng trải qua quá trình làm sạch và tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi được đưa tới bàn ăn của bạn. Dung dịch làm sạch còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn trong điều kiện nhiệt độ được giữ lạnh. Vì thế nếu bạn sống ở nơi khác, bạn cần rửa trứng khi mua về, nhưng ở Mỹ điều này là không cần thiết.
4. Thịt gà và các loại gia cầm: Đối với thịt gà sống hay các loại gia cầm, hành động rửa chúng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Việc rửa thịt gà trong bồn rửa có thể làm lây lan vi khuẩn ra khắp nhà bếp của bạn, kể cả các bề mặt sạch như mặt bàn. Cách tốt nhất để bạn tiêu diệt vi khuẩn trên thịt gà sống là nấu chúng lên.
5. Cá sống: Cũng tương tự như gia cầm, rửa cá sống mang nguy cơ cao giúp lan truyền vi khuẩn ra các bề mặt không được khử trùng bằng nhiệt độ. Cách tốt nhất là sau khi bạn loại bỏ vảy cá và thái miếng, hãy bọc chúng lại hoặc chế biến ngay, đừng di chuyển chúng để tránh lây lan vi khuẩn ra bếp của bạn.
6. Các loại thịt sống: Rửa các loại thịt sống cũng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn của bạn, khi rửa chúng sẽ làm độ ẩm tăng lên tạo thành hơi nước ảnh hưởng tới mùi vị. Để giải quyết vấn đề này, hãy vỗ miếng thịt bằng khăn giấy để loại bỏ độ ẩm dư thừa, và luôn bọc thịt trong tủ lạnh để tránh nước thịt bắn ra mặt bàn và đồ ăn khác.
7. Các loại mì đóng gói: Rửa mì để làm sạch trước khi chế biến là không cần thiết, hành động này sẽ loại bỏ lớp tinh bột bên ngoài sợi mì, đây là những tinh bột có tác dụng giữ nước sốt dính vào sợi mì và tạo ra hương vị. Ngoài ra, mì được đóng gói nên sẽ rất khó để các vi khuẩn có thể bám vào chúng.
8. Một số loại gạo đóng gói: Để có được món ăn ngon hàng ngày trong các bữa cơm, việc vo gạo đã trở thành thói quen giúp gạo được làm sạch và loại bỏ cặn, tuy nhiên đối với một số loại gạo đặc biệt hoặc được đóng gói bạn cần cân nhắc kỹ. Vo gạo trước khi nấu sẽ loại bỏ các lớp tinh bột tự nhiên phủ trên bề mặt, làm giảm độ dính của gạo khi nấu chín. ảnh hưởng tiêu cực đến độ mịn của bát cơm khi hoàn thành.
Theo ZING.VN