Chỉ với kinh phí 4,9 triệu USD, "Lights Out" đã gần như hoàn vốn ngay ngày công chiếu đầu tiên khi thu về 9,2 triệu USD tại 2818 rạp trên toàn thế giới. Sau 3 ngày mở màn, doanh thu phim đạt gần 30 triệu USD trên toàn cầu. Sau đây là những lí do khiến "Lights Out" gặt hái được thành công trong những ngày qua:
1. Khai thác nỗi sợ nguyên thủy: bóng tối
Bóng tối chứa đựng những mối nguy hiểm mà chúng ta không thể nào biết trước được. Nỗi sợ này vốn từng được khai thác rất nhiều lần trong các phim kinh dị kinh điển. Và lần này trong "Lights Out", chúng ta thực sự ám ảnh “Bạn sẽ chẳng bao giờ an toàn trong màn đêm”. Lấy chất liệu từ đời sống hiện thực, từ những hành động bật tắt đèn quen thuộc cho đến việc tận dụng triệt để những khoảng tối nơi góc phòng, căn hầm,... phim làm sống dậy con Ma Tắt Đèn vốn đã và đang tồn tại trong tiềm thức của khán giả.
2. Những pha hù dọa quá rùng rợn
Ngập tràn thời lượng của phim là những màn hù dọa nối đuôi nhau khiến mạch phim luôn được duy trì ở trạng thái căng thẳng tột cùng. Được biên đạo và xử lý tốt, các phân đoạn này gây ám ảnh bởi sự đe dọa ở mọi lúc, mọi nơi của kẻ phản diện chính. Sự kết hợp giữa những âm thanh tối giản, đặc biệt là các tiếng động như bước chân, hơi thở,... và những góc quay khuất tầm khiến khán giả không thể nghỉ ngơi một phút giây nào.
3. Không có quá nhiều kỹ xảo
Sở dĩ các bộ phim kinh dị kinh điển tạo ra nỗi ám ảnh xuyên thời gian là nhờ vào tính chân thật của nó. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các tác phẩm ngày nay trở nên lạm dụng kỹ xảo khiến nhiều cảnh hù dọa trở nên giả tạo và chưa chạm đến được nỗi sợ của người xem. Điểm mạnh của "Lights Out" chính là những khung hình chân thật và gần gũi. Đạo diễn David F. Sandberg cho biết anh muốn các phân cảnh trên phim phải làm sống dậy được linh hồn của kịch bản, chẳng hạn như phân đoạn cậu bé Martin cầm một ngọn nến độc nhất trong màn đêm được quay thủ công để đẩy tính chân thật đến tận cùng.
4. Hình dạng mơ hồ của Ma Tắt Đèn
Không cần phải trang điểm rùng rợn như Valak của "The Conjuring 2", Ma Tắt Đèn vẫn gieo cấy được nỗi ám ảnh mà không cần lộ mặt. Là một bóng đen có đôi mắt ám thị xuất hiện với những lần tấn công đầy hung hãn và dày đặc, Ma Tắt Đèn chưa bao giờ chịu để yên cho “con mồi” của mình. Sự mơ hồ trong hình dạng của nó đã kích thích được trí tưởng tượng của khán giả, khiến họ sợ hãi chính những gì mình đang nghĩ trong đầu.
5. Nhân vật nữ chính không “bánh bèo”
Chắc hẳn chúng ta luôn ức chế khi xem một phim kinh dị mà nữ chính cứ toàn la hét toáng loạn và chạy trốn. Nhưng với "Lights Out" thì không. Vai kép chính của phim được giao cho Teresa Palmer (Warm Bodies, Triple 9,..) đảm nhận. Xinh đẹp, quyến rũ nhưng mang cá tính vô cùng mạnh mẽ, nhân vật này đứng ra bảo vệ em trai của mình trước người mẹ đang bị tâm thần và thực thể bí ẩn trong bóng tối. Thay vì trốn chạy, cô tìm cách đối mặt và truy tìm ra sự thật của những hiện tượng siêu nhiên trong ngôi nhà.
6. Kịch tính và rùng rợn đến phút cuối cùng
Là phim kinh dị hạng B, "Lights Out" có thời lượng cô đọng chỉ trong 81 phút. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi phân đoạn trên phim đã được cả ekip chắt lọc tuyệt đối và không có bất kỳ cảnh dư thừa nào. Thay vì chọn lối kể chậm rãi như nhiều phim kinh dị siêu nhiên mang phong cách hàn lâm, đạo diễn David F. Sandberg đã chịu ảnh hưởng của “sư phụ” James Wan trong việc kể một câu chuyện kịch tính, nghẹt thở và đảm bảo được cả tính nhất quán. Đặc biệt, David còn là bậc thầy mới nổi khi gây ám ảnh cho người xem bằng những âm thanh tối giản và những khoảng lặng rùng rợn.
7. Đậm tính sáng tạo và nhiều tình tiết thú vị
Có một thực tế là dòng phim kinh dị đang đi vào lối mòn, từ nội dung cho đến cách kể. Nhưng "Lights Out" không nằm trong số đó. Phim được giới phê bình đánh giá là “Phim kinh dị sáng tạo nhất năm 2016”. Dựa trên nỗi sợ bóng tối của hầu hết mọi người, David F. Sandberg tạo ra cốt truyện phá cách với Ma Tắt Đèn và những phương thức chống lại nó. Biến tấu thú vị của phim chắc hẳn sẽ trở thành “bí kíp bỏ túi” của nhiều khán giả sau khi xem xong tác phẩm.
8. Có nhiều tình tiết hài hước
Cũng giống với "The Conjuring 2", "Lights Out" có một lối kể chuyện “duyên ngầm” đến mức khán giả phải bật cười ngay trong nỗi sợ hãi. Bên cạnh nữ chính cá tính thì nam chính lại vô cùng “bựa”. Trang Huffington Post gọi Alexander DiPersia là “chàng trai nóng nhất mùa hè” này. Anh là nhân tố mang đến tiếng cười thú vị và những phân đoạn tình cảm làm dịu lại sự căng thẳng tột cùng của phim. Kịch tính và một chút hài hước, "Lights Out" thực sự làm tốt yếu tố giải trí.
9. Đội ngũ làm phim kinh dị danh tiếng
1. Khai thác nỗi sợ nguyên thủy: bóng tối
Bóng tối chứa đựng những mối nguy hiểm mà chúng ta không thể nào biết trước được. Nỗi sợ này vốn từng được khai thác rất nhiều lần trong các phim kinh dị kinh điển. Và lần này trong "Lights Out", chúng ta thực sự ám ảnh “Bạn sẽ chẳng bao giờ an toàn trong màn đêm”. Lấy chất liệu từ đời sống hiện thực, từ những hành động bật tắt đèn quen thuộc cho đến việc tận dụng triệt để những khoảng tối nơi góc phòng, căn hầm,... phim làm sống dậy con Ma Tắt Đèn vốn đã và đang tồn tại trong tiềm thức của khán giả.
2. Những pha hù dọa quá rùng rợn
Ngập tràn thời lượng của phim là những màn hù dọa nối đuôi nhau khiến mạch phim luôn được duy trì ở trạng thái căng thẳng tột cùng. Được biên đạo và xử lý tốt, các phân đoạn này gây ám ảnh bởi sự đe dọa ở mọi lúc, mọi nơi của kẻ phản diện chính. Sự kết hợp giữa những âm thanh tối giản, đặc biệt là các tiếng động như bước chân, hơi thở,... và những góc quay khuất tầm khiến khán giả không thể nghỉ ngơi một phút giây nào.
3. Không có quá nhiều kỹ xảo
Sở dĩ các bộ phim kinh dị kinh điển tạo ra nỗi ám ảnh xuyên thời gian là nhờ vào tính chân thật của nó. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các tác phẩm ngày nay trở nên lạm dụng kỹ xảo khiến nhiều cảnh hù dọa trở nên giả tạo và chưa chạm đến được nỗi sợ của người xem. Điểm mạnh của "Lights Out" chính là những khung hình chân thật và gần gũi. Đạo diễn David F. Sandberg cho biết anh muốn các phân cảnh trên phim phải làm sống dậy được linh hồn của kịch bản, chẳng hạn như phân đoạn cậu bé Martin cầm một ngọn nến độc nhất trong màn đêm được quay thủ công để đẩy tính chân thật đến tận cùng.
4. Hình dạng mơ hồ của Ma Tắt Đèn
Không cần phải trang điểm rùng rợn như Valak của "The Conjuring 2", Ma Tắt Đèn vẫn gieo cấy được nỗi ám ảnh mà không cần lộ mặt. Là một bóng đen có đôi mắt ám thị xuất hiện với những lần tấn công đầy hung hãn và dày đặc, Ma Tắt Đèn chưa bao giờ chịu để yên cho “con mồi” của mình. Sự mơ hồ trong hình dạng của nó đã kích thích được trí tưởng tượng của khán giả, khiến họ sợ hãi chính những gì mình đang nghĩ trong đầu.
5. Nhân vật nữ chính không “bánh bèo”
Chắc hẳn chúng ta luôn ức chế khi xem một phim kinh dị mà nữ chính cứ toàn la hét toáng loạn và chạy trốn. Nhưng với "Lights Out" thì không. Vai kép chính của phim được giao cho Teresa Palmer (Warm Bodies, Triple 9,..) đảm nhận. Xinh đẹp, quyến rũ nhưng mang cá tính vô cùng mạnh mẽ, nhân vật này đứng ra bảo vệ em trai của mình trước người mẹ đang bị tâm thần và thực thể bí ẩn trong bóng tối. Thay vì trốn chạy, cô tìm cách đối mặt và truy tìm ra sự thật của những hiện tượng siêu nhiên trong ngôi nhà.
6. Kịch tính và rùng rợn đến phút cuối cùng
Là phim kinh dị hạng B, "Lights Out" có thời lượng cô đọng chỉ trong 81 phút. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi phân đoạn trên phim đã được cả ekip chắt lọc tuyệt đối và không có bất kỳ cảnh dư thừa nào. Thay vì chọn lối kể chậm rãi như nhiều phim kinh dị siêu nhiên mang phong cách hàn lâm, đạo diễn David F. Sandberg đã chịu ảnh hưởng của “sư phụ” James Wan trong việc kể một câu chuyện kịch tính, nghẹt thở và đảm bảo được cả tính nhất quán. Đặc biệt, David còn là bậc thầy mới nổi khi gây ám ảnh cho người xem bằng những âm thanh tối giản và những khoảng lặng rùng rợn.
7. Đậm tính sáng tạo và nhiều tình tiết thú vị
Có một thực tế là dòng phim kinh dị đang đi vào lối mòn, từ nội dung cho đến cách kể. Nhưng "Lights Out" không nằm trong số đó. Phim được giới phê bình đánh giá là “Phim kinh dị sáng tạo nhất năm 2016”. Dựa trên nỗi sợ bóng tối của hầu hết mọi người, David F. Sandberg tạo ra cốt truyện phá cách với Ma Tắt Đèn và những phương thức chống lại nó. Biến tấu thú vị của phim chắc hẳn sẽ trở thành “bí kíp bỏ túi” của nhiều khán giả sau khi xem xong tác phẩm.
8. Có nhiều tình tiết hài hước
Cũng giống với "The Conjuring 2", "Lights Out" có một lối kể chuyện “duyên ngầm” đến mức khán giả phải bật cười ngay trong nỗi sợ hãi. Bên cạnh nữ chính cá tính thì nam chính lại vô cùng “bựa”. Trang Huffington Post gọi Alexander DiPersia là “chàng trai nóng nhất mùa hè” này. Anh là nhân tố mang đến tiếng cười thú vị và những phân đoạn tình cảm làm dịu lại sự căng thẳng tột cùng của phim. Kịch tính và một chút hài hước, "Lights Out" thực sự làm tốt yếu tố giải trí.
9. Đội ngũ làm phim kinh dị danh tiếng
James Wan (trái) và David F. Sanberg (phải)
Chính là James Wan, ông trùm của 3 trong số các series kinh dị ám ảnh nhất mọi thời đại "Saw", "Insidous" và "The Conjuring" làm nhà sản xuất cho "Lights Out". Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tay của David F. Sandberg nhưng tên tuổi của anh lại không xa lạ gì với các tín đồ kinh dị, bởi trước đó anh đã đạo diễn cho hàng loạt các phim ngắn gây ám ảnh. Đồng thời, đứng sau ống kính còn là nhà biên kịch chuyên trị các tác phẩm kinh dị giật gân Eric Heisserer. Có thể nói, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, "Lights Out" chính là cơn ác mộng kinh hoàng tiếp nối "The Conjuring 2". Bách
Theo Vietnamnet