Không ít những thói quen hàng ngày của bạn đang gây hại cho sức khỏe của bạn. Hãy tham khảo những sự thật đáng ngạc nhiên sau và hạn chế những thói quen gây hại này nếu bạn thường xuyên thực hiện:

Vắt chéo chân

Tư thế ngồi vắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người nhưng không nhiều người biết được những tác động tiêu cực của chúng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ, tư thế vắt chéo chân có khả năng gia tăng huyết áp, làm giãn tĩnh mạch và gây tổn hại tới hệ thống thần kinh.


Tư thế ngồi vắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người nhưng không nhiều người biết được những tác động tiêu cực của chúng.


Cho chim ăn ở nơi công cộng

Cho bồ câu ăn tại các khu vực công cộng là thú vui của không ít người nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo nhiều tác hại về sức khỏe quanh vấn đề này. Theo các chuyên gia y khoa tại Trung tâm ung bướu Anderson –Texas (Mỹ), tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn từ chim lên tới trên 50%. Đặc biệt, các loài chim hoang còn mang nhiều loại vi khuẩn độc hại như khuẩn lao, khuẩn xanmon, listeria, toxoplasma…. Nếu không chắc về nguồn gốc của các chú chim mà bạn thường cho ăn, tốt hơn hết, bạn nên hạn chế thói quen này.


Cho bồ câu ăn tại các khu vực công cộng là thú vui nhưng có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.


Sử dụng kính râm kém chất lượng

Với những loại kính râm rẻ tiền, chi phí lớp thấu kính thường bị cắt giảm nhằm giảm giá thành. Theo Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ nhãn khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) đây là điều hết sức nguy hiểm bởi việc làm này có thể khiến võng mạc bạn bị tổn thương bởi những tia tử ngoại không được cản trở hoàn toàn từ kính. Đục thủy tinh thể, tổn hại giác mạc thậm chí ung thư là những hiểm họa bạn phải đối mặt khi mang những loại kính trôi nổi.


Với những loại kính râm rẻ tiền, chi phí lớp thấu kính thường bị cắt giảm nhằm giảm giá thành.


Uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước không phải là thói quen có lợi cho sức khỏe. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), việc tiếp nhận nhiều nước sở hữu tác hại tương tự uống quá ít nước.

Thông thường, lượng nước tiêu thụ nên điều chỉnh tương đồng với những hoạt động thường ngày của bạn. Ví dụ như khi hoạt động thể thao hoặc tập luyện cường độ cao, bạn cần tăng cường uống nước. Tuy nhiên, khi gặp những vấn đề về thận hoặc tim mạch, tốt hơn hết nên kiểm soát chặt chẽ lượng nước tiêu thụ.


Uống quá nhiều nước không phải là thói quen có lợi cho sức khỏe.


Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm là cách giảm đau được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách thức này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số chứng bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm túi mật, viêm tụy sẽ càng trở nên tồi tệ nếu áp dụng biện pháp này. Ung thư cũng là một trong số những bệnh không nên điều trị bằng chườm nóng, lạnh.


Chườm là cách giảm đau được nhiều người áp dụng.


Dùng lò vi sóng làm bỏng ngô

Trên thực tế, việc sử dụng lò vi sóng làm bỏng ngô không gây hại gì tới sức khỏe của bạn. Vấn đề chỉ thực sự xảy ra khi bạn ăn ngay mà không chờ chúng nguội. Theo các chuyên gia y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), hóa chất diacetyl sản sinh trong khi đun bỏng ngô bằng lò vi sóng có khả năng gây tổn hại phổi, khiến bạn gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì đặc tính bay hơi mạnh khi bị đun nóng, do đó, bạn có thể giảm tác động của chất hóa học này tới phổi bằng cách để ngô nguội trước khi ăn.


Hóa chất diacetyl sản sinh trong khi đun bằng lò vi sóng có khả năng gây tổn hại phổi.


Ăn tại bàn làm việc

Môi trường làm việc của bạn tồn tại nhiều vi khuẩn hơn những gì bạn nghĩ. Việc dùng bữa ngay tại bàn làm việc sẽ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ và hình thành thói quen xấu cho não của bạn. Về lâu dài bạn sẽ rất khó tập trung vào công việc, bởi mỗi khi ngồi vào bàn làm việc, dạ dày sẽ bắt đầu tiết dịch vị và não bộ ra hiệu rằng cơ thể đang đói, cần ăn gì đó.


Việc dùng bữa ngay tại bàn làm việc sẽ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.


Ngồi sai tư thế

Tư thế ngồi rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, ngoài việc hạn chế những tác động tiêu cực với cột sống, tư thế ngồi đúng còn giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn, tim mạch và tiêu hóa trong cơ thể.


Nằm cuộn tròn khi ngủ

Tư thế nằm cuộn tròn như bào thai khi ngủ mang đến nhiều vấn đề sức khỏe hơn bạn tưởng. Theo Langone Kenly, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn y khoa khoa hô hấp tại Bệnh viện Brigham&Woman’s (Mỹ), ngoài việc gia tăng áp lực lên nội tạng, tư thế ngủ này còn gây nên tổn thương cho tim mạch và các vấn đề tuần hoàn. Theo tiến sĩ, nằm ngửa là tư thế ngủ phù hợp nhất đối với mọi người, ngoại trừ những người gặp vấn đề về hô hấp bởi chúng sẽ gây ra ngáy.

Theo Trí thức trẻ