Theo Boldsky, nếu bạn ăn các thực phẩm giàu đường như kẹo, bánh ngọt... lúc đói sẽ làm tăng mức
insulin trong cơ thể, gây quá tải cho tuyến tụy. Điều này làm gia tăng đột ngột lượng
đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn khi dạ dày trống rỗng. Vi khuẩn có lợi trong
sữa chua sẽ phản ứng với các loại nước trong lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề về dạ dày.
Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê có thể làm tổn thương màng nhầy trong lớp dạ dày trống rỗng.
Cà chua là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn cà chua khi đói, aixt trong loại quả này sẽ
phản ứng với axit tiêu hóa trong dạ dày, kích thích hình thành sỏi trong dạ dày.
Dưa chuột rất giàu axit amin, nó có thể gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi và đau bụng, đặc biệt nếu ăn khi đói.
Chuối có thể làm tăng lượng magiê, gây phản ứng với canxi trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch.
Màu sắc và hương vị nhân tạo cùng với hàm lượng axit cao trong đồ uống có ga có thể gây hại cho
cơ thể nếu bạn tiêu thụ chúng với dạ dày trống rỗng. Khi đó, chúng sẽ phản ứng với axit trong dạ dày,
gây tổn hại màng nhầy, giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày. Kết quả là thức ăn sẽ tiêu hóa chậm hơn.
Các loại trái cây có múi rất giàu axit, có thể gây chứng ợ nóng, tăng nguy cơ viêm dạ dày,
thậm chí loét dạ dày nếu bạn ăn khi đói.
Ăn đồ cay vào buổi sáng lúc đói có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng sản xuất axit,
gây rối loạn tiêu hóa.
Theo Zing