Thực tế hiện có rất nhiều phần mềm được thiết kế cho các điện thoại cảm ứng, cho phép người dùng dễ dàng tạo ra những bức ảnh "xôn xao" kiểu này.
Không khó để tạo "vật thể lạ" trên ảnh
Câu chuyện về bức ảnh chụp một vật thể lạ nghi là đĩa bay, do Lê Khắc Đạt (19 tuổi, trú thôn 3, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chụp bằng điện thoại, đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Đa phần khẳng định ngay đây là một sản phẩm của photoshop, song cũng nhiều người tin rằng bức ảnh hoàn toàn là thật. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, thực tế có rất nhiều cách để tạo ra những bức ảnh "vật thể lạ" kiểu này, thậm chí chỉ bằng một phần mềm đơn giản trên điện thoại. Hình ảnh trên có thể được tạo ra do chính người chụp sau khi sử dụng hiệu ứng trên phần mềm camera dành cho điện thoại.
Tìm kiếm trên gian hàng ứng dụng App Store và Google Play, có thể thấy có rất nhiều phần mềm được thiết kế cho các điện thoại cảm ứng (smartphone) nhằm giúp người dùng tạo ra các bức ảnh thú vị liên quan hiện tượng, vật thể kỳ lạ.
Với hình ảnh của em Đạt, qua phân tích có thể nhận thấy Đạt đã sử dụng một trong hai phần Camera 360 và UFO Camera để “sáng tác” ra bức ảnh trên. Những ai sử dụng Camera 360 đều có thể sử dụng hiệu ứng mới 2012 trên giao diện phần mềm và sau đó chụp ảnh. Từ giao diện ảnh chụp, người dùng chạm vào bất kỳ vị trí nào trên ảnh cũng sẽ xuất hiện “vật thể lạ” hoặc một số hiện tượng thời tiết “kinh dị”, như sấm sét, tia chớp…, thậm chí cả hình bóng ma.
Đơn cử hình ảnh do chính PV Dân trí chụp bằng phần mềm Camera 360:
Bên cạnh đó, nếu sử dụng các phần mềm xử lý đồ họa trên máy tính, chẳng hạn như Photoshop, việc thêm vào một “vật thể lạ” lên hình ảnh như trong trường hợp kể trên là điều không quá khó, mặc dù cách thức thực hiện không nhanh bằng sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động.
Thêm một vấn đề nghi vấn đặt ra, mặc dù không ai có thể khẳng định hình ảnh của đĩa bay như thế nào, tuy nhiên nhìn vào hình ảnh đĩa bay trong bức ảnh gây xôn xao của em Đạt có thể dễ dàng nhận ra chiếc đĩa bay này... quá quen thuộc.
Chỉ cần thực hiện tìm kiếm hình ảnh trên Google theo từ khóa “UFO” hay “đĩa bay”, có thể nhìn thấy ngay ở trang đầu tiên hình ảnh chiếc đĩa bay tương tự như “vật thể lạ” xuất hiện trong bức ảnh gây xôn xao nói trên. Do vậy việc sử dụng một phần mềm đồ họa để ghép hình ảnh UFO vào hình ảnh gốc, rồi xử lý để màu sắc trở nên hài hòa hơn là điều không quá khó. Thực tế trên thế giới đã có không ít trường hợp sử dụng cách thức này như một trò đùa hay một cách để được nổi tiếng, gây sự chú ý.
Chính quyền địa phương đang làm rõ
Chiều ngày 14/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Khắc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Hà cho biết: “Bức ảnh có vật thể lạ đúng là do cháu Lê Khắc Đạt chụp, chúng tôi đã gọi cháu Đạt lên UBND xã để làm rõ các vấn đề liên quan. Lúc đầu cháu Đạt khai có sử dụng photoshop để chỉnh sửa hình ảnh. Sau đó, cháu Đạt lại khẳng định đây đúng là bức ảnh cháu chụp cảnh vật quanh nhà, khi xem lại thì thấy xuất hiện hình ảnh lạ giống chiếc đĩa bay. Chúng tôi đã đối chứng và xem bức ảnh gốc lưu trong thẻ nhớ chiếc điện thoại”.
“Nhìn bức ảnh có vật thể lạ đó thì rất giống với hình chiếc đĩa bay, nhưng vào thời điểm đó người dân trong xã không ai thấy được chiếc đĩa bay xuất hiện. Những gì người dân bàn tán xôn xao về “đĩa bay” là vô căn cứ, không có cơ cở”, ông Thắng khẳng định.
Sau khi có thông tin phản ánh về vấn đề trên, cán bộ viễn thông huyện Hoằng Hóa cũng đã về xã làm việc và kiểm tra cột sóng ở gần chỗ em Đạt chụp ảnh nhưng cũng không thấy có điều gì bất thường.
Ông Thắng cho biết thêm, có giả thiết đặt ra là ai đó ném chiếc đĩa lên để chụp, song để ném được cao như thế cũng rất khó.
Được biết Đạt mới học xong THPT, đang chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự. Bố Đạt là ông Thành cho biết: “Khi nhìn bức ảnh có xuất hiện vật thể lạ mà cháu Đạt chụp lại thì nhiều người thấy giống “đĩa bay” nên đồn thổi lên chứ chưa ai thấy được chiếc đĩa bay, bản thân tôi cũng không thấy”.
Không khó để tạo "vật thể lạ" trên ảnh
Câu chuyện về bức ảnh chụp một vật thể lạ nghi là đĩa bay, do Lê Khắc Đạt (19 tuổi, trú thôn 3, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chụp bằng điện thoại, đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Đa phần khẳng định ngay đây là một sản phẩm của photoshop, song cũng nhiều người tin rằng bức ảnh hoàn toàn là thật. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, thực tế có rất nhiều cách để tạo ra những bức ảnh "vật thể lạ" kiểu này, thậm chí chỉ bằng một phần mềm đơn giản trên điện thoại. Hình ảnh trên có thể được tạo ra do chính người chụp sau khi sử dụng hiệu ứng trên phần mềm camera dành cho điện thoại.
Tìm kiếm trên gian hàng ứng dụng App Store và Google Play, có thể thấy có rất nhiều phần mềm được thiết kế cho các điện thoại cảm ứng (smartphone) nhằm giúp người dùng tạo ra các bức ảnh thú vị liên quan hiện tượng, vật thể kỳ lạ.
Với hình ảnh của em Đạt, qua phân tích có thể nhận thấy Đạt đã sử dụng một trong hai phần Camera 360 và UFO Camera để “sáng tác” ra bức ảnh trên. Những ai sử dụng Camera 360 đều có thể sử dụng hiệu ứng mới 2012 trên giao diện phần mềm và sau đó chụp ảnh. Từ giao diện ảnh chụp, người dùng chạm vào bất kỳ vị trí nào trên ảnh cũng sẽ xuất hiện “vật thể lạ” hoặc một số hiện tượng thời tiết “kinh dị”, như sấm sét, tia chớp…, thậm chí cả hình bóng ma.
Đơn cử hình ảnh do chính PV Dân trí chụp bằng phần mềm Camera 360:
"Vật thể lạ" xuất hiện mọi nơi
Bên cạnh đó, nếu sử dụng các phần mềm xử lý đồ họa trên máy tính, chẳng hạn như Photoshop, việc thêm vào một “vật thể lạ” lên hình ảnh như trong trường hợp kể trên là điều không quá khó, mặc dù cách thức thực hiện không nhanh bằng sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động.
Thêm một vấn đề nghi vấn đặt ra, mặc dù không ai có thể khẳng định hình ảnh của đĩa bay như thế nào, tuy nhiên nhìn vào hình ảnh đĩa bay trong bức ảnh gây xôn xao của em Đạt có thể dễ dàng nhận ra chiếc đĩa bay này... quá quen thuộc.
Chỉ cần thực hiện tìm kiếm hình ảnh trên Google theo từ khóa “UFO” hay “đĩa bay”, có thể nhìn thấy ngay ở trang đầu tiên hình ảnh chiếc đĩa bay tương tự như “vật thể lạ” xuất hiện trong bức ảnh gây xôn xao nói trên. Do vậy việc sử dụng một phần mềm đồ họa để ghép hình ảnh UFO vào hình ảnh gốc, rồi xử lý để màu sắc trở nên hài hòa hơn là điều không quá khó. Thực tế trên thế giới đã có không ít trường hợp sử dụng cách thức này như một trò đùa hay một cách để được nổi tiếng, gây sự chú ý.
Hình ảnh đĩa bay tương tự có thể tìm thấy trên Google
Chính quyền địa phương đang làm rõ
Chiều ngày 14/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Khắc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Hà cho biết: “Bức ảnh có vật thể lạ đúng là do cháu Lê Khắc Đạt chụp, chúng tôi đã gọi cháu Đạt lên UBND xã để làm rõ các vấn đề liên quan. Lúc đầu cháu Đạt khai có sử dụng photoshop để chỉnh sửa hình ảnh. Sau đó, cháu Đạt lại khẳng định đây đúng là bức ảnh cháu chụp cảnh vật quanh nhà, khi xem lại thì thấy xuất hiện hình ảnh lạ giống chiếc đĩa bay. Chúng tôi đã đối chứng và xem bức ảnh gốc lưu trong thẻ nhớ chiếc điện thoại”.
Bức ảnh có "vật thể lạ" do Đạt chụp.
“Nhìn bức ảnh có vật thể lạ đó thì rất giống với hình chiếc đĩa bay, nhưng vào thời điểm đó người dân trong xã không ai thấy được chiếc đĩa bay xuất hiện. Những gì người dân bàn tán xôn xao về “đĩa bay” là vô căn cứ, không có cơ cở”, ông Thắng khẳng định.
Sau khi có thông tin phản ánh về vấn đề trên, cán bộ viễn thông huyện Hoằng Hóa cũng đã về xã làm việc và kiểm tra cột sóng ở gần chỗ em Đạt chụp ảnh nhưng cũng không thấy có điều gì bất thường.
Ông Thắng cho biết thêm, có giả thiết đặt ra là ai đó ném chiếc đĩa lên để chụp, song để ném được cao như thế cũng rất khó.
Được biết Đạt mới học xong THPT, đang chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự. Bố Đạt là ông Thành cho biết: “Khi nhìn bức ảnh có xuất hiện vật thể lạ mà cháu Đạt chụp lại thì nhiều người thấy giống “đĩa bay” nên đồn thổi lên chứ chưa ai thấy được chiếc đĩa bay, bản thân tôi cũng không thấy”.
Theo Dân trí