Ai cũng ngại tháng cô hồn nhưng liệu đã biết sự tích về tháng kiêng kỵ này chưa?

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn với những điều kiêng kỵ, bạn đã biết về nguồn gốc của tên gọi "cô hồn" này chưa?

Nguồn gốc tên gọi Tháng cô hồn

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Ai cũng ngại tháng cô hồn nhưng liệu đã biết sự tích về tháng kiêng kỵ này chưa?-1

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Người Việt quan niệm cả tháng 7 âm lịch đều là tháng cô hồn, ngày nào cũng cần phải cúng bái nên không nhất thiết cúng vào ngày cố định nào. Hơn nữa trong tháng này người ta sẽ kiêng kị làm các việc lớn như dựng nhà, cưới hỏi, mua sắm, đầu tư làm ăn...

Các phật tử tại Trung Quốc gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu” có nghĩa là tục cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa .

Tuy nhiên dân gian thì hiểu rộng ra và nói lái đi thành “cúng cô hồn” tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái .

Tháng cô hồn và lễ Vu lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông.

2. Sự tích Lễ Vu Lan

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. 

Ai cũng ngại tháng cô hồn nhưng liệu đã biết sự tích về tháng kiêng kỵ này chưa?-2

Vì tưởng nhớ mẹ mình, nên một ngày nọ, Mục Kiều Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Vì thương mẹ nên ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục, mang cơm dâng cho người.

Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính “tham sân si” nên khi đưa bát lên miệng, nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa.

Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiều Liên đã câu xin Đức Phật giúp mẹ mình. Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về hỏi Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Ai cũng ngại tháng cô hồn nhưng liệu đã biết sự tích về tháng kiêng kỵ này chưa?-3

Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó! Bởi tháng Bảy âm cũng là thời điểm chư tăng vừa hoàn thành an cư tụ tập nên đạo hạnh của họ thời điểm này rất mạnh”.

Thực hiện việc cúng này, không những vong hồn mẹ Kiều Liên được siêu thoát mà những vong hồn bên cạnh cũng được hưởng lây. Vậy nên tháng cô hồn còn gọi là tháng xá tội vong nhân là vì vậy. 

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

T.T 
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/nguon-goc-va-y-nghia-cua-thang-co-hon-thang-7-am-lich-n-232741.html

Tháng 7 âm lịch Điều cần kiêng kỵ tháng cô hồn

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao