Nghi lễ được quyết định tổ chức trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng trong khu vực. Các bé gái 5 tuổi không mặc quần áo được dẫn đi khắp các con phố với tư cách là người đứng đầu một đoàn rước long trọng. Theo sau là những người phụ nữ.
Đoàn rước dừng lại ở mọi ngôi nhà trong làng và những đứa trẻ em thu thập thực phẩm, sau đó quyên góp cho bếp ăn cộng đồng trong một ngôi chùa địa phương.
Ấn Độ: Sáu bé gái bị bắt làm nghi lễ cầu mưa kỳ lạ. (Ảnh minh họa)
Người dân địa phương tin rằng, nghi lễ này sẽ “xoa dịu thần mưa” và đem mưa về cho dân làng.
Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, các bé gái trẻ khỏa thân đi bộ với một trục gỗ trên vai có buộc một con ếch.
Ngay sau đó, Ủy ban quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em của Ấn Độ đã yêu cầu báo cáo từ chính quyền địa phương nơi có ngôi làng làm nghi lễ cầu mưa.
Người phát ngôn chính quyền địa phương Krishna Chaitanya nói rằng, cha mẹ của những đứa trẻ đã đồng ý với nghi lễ và tự nguyện tham gia.
“Trong những trường hợp như vậy, chính quyền chỉ có thể thông báo cho dân làng về sự vô ích của những điều mê tín này và giải thích rằng những phương pháp đó không mang lại kết quả như mong muốn”, ông Chaitanya nói.
Trong khi đó, cảnh sát Madhya Pradesh cho biết, họ chưa nhận được bất kỳ đơn khiếu nại chính thức nào đối với nghi lễ kỳ lạ này, nhưng phía cảnh sát nói thêm rằng họ đã mở một cuộc điều tra về vụ việc.
“Cảnh sát sẽ hành động nếu phát hiện các bé gái bị ép buộc phải khỏa thân làm nghi lễ”, giám đốc cảnh sát địa phương nói với hãng tin Press Trust của Ấn Độ.
Nông nghiệp Ấn Độ phần lớn phụ thuộc vào mưa, ở nhiều vùng có những nghi lễ dành cho thần mưa tùy theo phong tục và truyền thống địa phương.
Một số cộng đồng tổ chức nghi lễ Yajna (nghi lễ đốt lửa của người Hindu), những người khác kết hôn với ếch hoặc lừa, hoặc rước kiệu hát với những bài hát ca ngợi thần mưa.
Nhiều người hoài nghi nói rằng, các nghi lễ chỉ đơn thuần đánh lạc hướng những người bình thường khỏi khó khăn. Nhưng các chuyên gia văn hóa cho biết, các nghi thức này là thước đo sự tuyệt vọng ở những người tin rằng không có nơi nào khác để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Theo Infonet