Ăn nhiều mứt tết không những không đem lại giá trị dinh dưỡng mà nó còn phản tác dụng, bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người tiêu dùng không nên ăn quá nhiều mứt.
Vào thời điểm Tết, để đáp ứng nhu cầu người dân nên các mặt hàng về mứt Tết được tăng mạnh. Trước đây chỉ có chừng chục loại mứt nhưng ngày nay, mứt Tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi, khế… đều được chế biến thành mứt.
Một số loại mứt có tác dụng cho sức khỏe như mứt gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho; Mứt sen: an thần, giảm stress, chống suy nhược; Mứt me: giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng…
Tuy nhiên, đây cũng không phải là món ăn thích hợp cho tất cả mọi người. Mứt Tết có chứa lượng đường cao, khi ăn quá nhiều dễ khiến bạn luôn cảm thấy đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính.
Hơn nữa, một số loại hoa quả làm mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy và mất tác dụng do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu. Vì thế, ăn nhiều mứt Tết không những làm tăng cảm giác no, thậm chí còn gây cảm giác mệt mỏi do cơ thể chỉ nhận năng lượng từ đường mà thiếu các chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Mứt thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh , lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng. Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mứt Tết. Bởi, phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối nhưng mức độ tăng nhu cầu các chất lại không đồng đều. Trong khi nhu cầu năng lượng lúc mang thai chỉ tăng khoảng 20% so với lúc chưa có thai nhưng nhu cầu các chất khác có thể tăng trên 50%, thậm chí tăng gấp đôi.
Người tiêu dùng Việt Nam nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng. Chọn mứt làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên. Chỉ nên mua mỗi thứ một ít nhằm tránh ăn phải loại mứt không an toàn với lượng nhiều.
Vào thời điểm Tết, để đáp ứng nhu cầu người dân nên các mặt hàng về mứt Tết được tăng mạnh. Trước đây chỉ có chừng chục loại mứt nhưng ngày nay, mứt Tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi, khế… đều được chế biến thành mứt.
Một số loại mứt có tác dụng cho sức khỏe như mứt gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho; Mứt sen: an thần, giảm stress, chống suy nhược; Mứt me: giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng…
Tuy nhiên, đây cũng không phải là món ăn thích hợp cho tất cả mọi người. Mứt Tết có chứa lượng đường cao, khi ăn quá nhiều dễ khiến bạn luôn cảm thấy đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính.
Hơn nữa, một số loại hoa quả làm mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy và mất tác dụng do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu. Vì thế, ăn nhiều mứt Tết không những làm tăng cảm giác no, thậm chí còn gây cảm giác mệt mỏi do cơ thể chỉ nhận năng lượng từ đường mà thiếu các chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Mứt thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh , lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng. Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mứt Tết. Bởi, phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối nhưng mức độ tăng nhu cầu các chất lại không đồng đều. Trong khi nhu cầu năng lượng lúc mang thai chỉ tăng khoảng 20% so với lúc chưa có thai nhưng nhu cầu các chất khác có thể tăng trên 50%, thậm chí tăng gấp đôi.
Người tiêu dùng Việt Nam nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng. Chọn mứt làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên. Chỉ nên mua mỗi thứ một ít nhằm tránh ăn phải loại mứt không an toàn với lượng nhiều.
Theo NTD