sai-lam-khi-an-sang-phunu
Không ăn sáng quá nhiều protein.

Ngày càng có nhiều người nhận ra sự quan trọng của bữa sáng nên "ưu tiên” chú trọng thái quá cho bữa sáng bằng những thực phẩm giàu protein, nhiệt lượng và lượng mỡ cao như pho mát, hambuger, cánh gà rán hay đồ rán nhiều dầu, mỡ… Tuy nhiên cách làm này chỉ tăng thêm ”gánh nặng” cho cơ quan tiêu hóa mà thôi.

Cơ thể chúng ta thường trong trạng thái nghỉ ngơi hay hoạt động ngưng trệ vào buổi sáng sớm, nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ làm "quá tải".

Lời khuyên: Cần nắm rõ nguyên tắc cân bằng cho bữa sáng, chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít mỡ ít đường, hàm lượng xenlulozo( chất xơ) cao như cháo, sữa bò, sữa đậu nành, mỳ, bánh mỳ…và lưu ý không nên ăn quá no.

Mì ăn liền

sai-lam-khi-an-sang-phunu
Bạn nên tránh sử dụng mì ăn liền khi mang bầu.

Vì sự thuận tiện, mỳ ăn liền được rất nhiều người lựa chọn cho bữa sáng. Mặc dù mỳ ăn liền ngon, chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó cũng là một loại thực phẩm chiên, hàm lượng chất béo khá cao, khi vào cơ thể sẽ có nguy cơ "đọng lại". Súp sử dụng trong gói mỳ lại chứa nhiều bột ngọt, ăn nhiều có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, mỳ ăn liền không có rau, không cung cấp vitamin và chất xơ, ăn nhiều có thể gây táo bón.

Khuyến nghị: Những người thích ăn mỳ có thể thay đổi nhiều loại mỳ để tránh "làm khó" đường tiêu hóa. Nên sử dụng các gia vị bên ngoài thay vì sử dụng gói súp có trong mỳ. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm nhiều rau, trái cây để tăng lượng chất xơ, hạn chế chất béo.

Thức ăn chính là sữa và trứng gà

Sữa và trứng gà làm thức ăn chính thường là lựa chọn của rất nhiều người cho bữa sáng, tuy nhiên cách kết hợp lại không khoa học chút nào.

Trứng gà và sữa là hai loại thực phẩm tuy có hàm lượng protein cao nhưng nguồn protein ấy chỉ cung cấp năng lượng phần nào cho hoạt động của các cơ quan riêng lẻ trên cơ thể chứ không thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho toàn bộ cơ thể, do vậy ngay sau khi ăn chúng ta đã có cảm giác đói, hoặc cảm giác đầy bụng khó chịu.

Lời khuyên: Thức ăn chủ đạo cho bữa sáng nhất định không thể thiếu, tuy nhiên phải đặc biệt chú trọng vấn đề kết hợp các loại thực phẩm với nhau.

Khi bạn muốn ăn đồng thời cả sữa và trứng nên kết hợp ăn cùng cháo, bánh mỳ, bánh bao…làm thức ăn chính để bổ sung năng lượng. Những loại thực phẩm làm từ ngũ cốc này có thể cung cấp đầy đủ tinh bột cho cơ thể đồng thời có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa.

Ăn vội vàng, vừa đi vừa ăn

Để tiết kiệm thời gian, không ít người có thói quen vừa đi vừa ăn hoặc ăn trong lúc chờ xe bus, ăn vội vàng... Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bị chứng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đau bụng.

Để tránh gây ra những tác động không tốt, có hại cho sức khỏe, bạn đừng vội vàng vào bữa sáng mà hãy thưởng thức và nhai thức ăn một cách từ từ. Quan trọng hơn hết, hãy sắp xếp đồng hồ sinh học của mình một cách khoa học và dành ra cho bữa sáng một quỹ thời gian phù hợp với những lợi ích mà nó có thể đem lại cho bạn.

Theo Khỏe&đẹp