Ba lầm tưởng về hiệu quả của vaccine Covid-19
Vaccine Covid-19 không có hiệu quả 100%. Do đó, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Vaccine Covid-19 đến nay vẫn là chìa khóa giúp chúng ta sống chung với đại dịch. Các vaccine hiện có đều chứng minh được khả năng bảo vệ, giảm lây nhiễm nCoV, trở nặng khi mắc Covid-19.
Mỗi loại vaccine Covid-19 cũng có hiệu lực bảo vệ khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế chúng ta dựa vào những con số tỷ lệ này để so sánh và lựa chọn vaccine.
Vaccine có hiệu lực 80% có nghĩa 20% người được tiêm sẽ mắc Covid-19?
Sai.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển “kết quả quan tâm” (thường là tỷ lệ mắc bệnh) so với nhóm dùng giả dược.
Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.
Kết quả này được gọi là hiệu lực của vaccine - thước đo mức độ giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine có hiệu lực càng cao, số lượng người trong nhóm được tiêm bị bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhóm dùng giả dược.
Ví dụ, vaccine Covid-19 được chứng minh hiệu lực 80% đồng nghĩa những người được tiêm ở thử nghiệm lâm sàng có nguy cơ phát triển/mắc bệnh thấp hơn 80% so với nhóm dùng giả dược. Con số 20% không có nghĩa 20% nhóm được tiêm vaccine sẽ mắc Covid-19.
WHO phân biệt hiệu lực và hiệu quả của vaccine.
Yêu cầu về số lượng người đánh giá hiệu lực cũng cần đủ lớn. Như trong quy định của WHO, đánh giá bước này ở pha 3 giai đoạn 2, số mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người.
Tất cả vaccine Covid-19 được WHO phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp đều phải được thông qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là khâu để chuyên gia WHO kiểm tra chất lượng, độ an toàn, hiệu lực vaccine.
Để được phê duyệt, vaccine bắt buộc phải có tỷ lệ hiệu lực cao, tối thiểu 50% trở lên. Sau khi được phê duyệt, chúng vẫn tiếp tục được theo dõi để đảm bảo tính an toàn, hiệu lực liên tục.
Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo ở thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ tuổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.
WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường tại các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.
Người tiêm vaccine Covid-19 không bao giờ mắc bệnh?
Sai.
Theo WHO, không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine Covid-19 cũng vậy. Tỷ lệ nhỏ người không được bảo vệ sau khi tiêm vaccine, kháng thể mất dần theo thời gian cũng là điều chúng ta không thể lường trước. Chưa kể, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc khả năng miễn dịch của từng người.
Những người đã tiêm vaccine Covid-19 mà vẫn mắc bệnh được gọi là hiện tượng nCoV xuyên qua hàng rào miễn dịch (breakthrough infection). CDC cũng khuyến cáo: "Vaccine được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp mắc Covid-19 do virus xuyên qua hàng rào miễn dịch, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm".
Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19 trong ở nhóm người có hệ miễn dịch bị suy giảm, cụ thể là trường hợp ghép tạng, mắc bệnh ung thư, khiếm khuyết về sự phát triển của tế bào miễn dịch..., không cao như trường hợp có sức khỏe bình thường ngay từ những mũi đầu.
Những trường hợp này thường có mức độ bảo vệ từ vaccine thấp hơn hoặc suy yếu nhanh hơn.
Thông thường, một người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra kháng thể, khi đo nồng độ, họ sẽ biết được mức độ đáp ứng vaccine. Song, một số người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm chủng, cơ thể không tạo ra đủ kháng thể trong các xét nghiệm.
ABC News dẫn một nghiên cứu cho thấy chỉ hơn 50% bệnh nhân ung thư máu, tủy xương, hạch bạch huyết có kháng thể chống nCoV sau khi tiêm vaccine.
Không có vaccine nào hiệu quả 100% và nó có thể suy yếu dần theo thời gian hoặc không đạt được miễn dịch như kỳ vọng ở một số người.
Tiêm muộn mũi 2 sẽ làm mất hiệu quả của vaccine?
Sai.
Theo WHO, hầu hết vaccine Covid-19 hiện nay đều cần tiêm đủ hai liều. Ít nhất 12-14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể mới bước đầu sinh kháng thể. Sau tiêm mũi thứ 2, vaccine đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu từ một tháng trở lên. Hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60-90% tùy theo từng loại vaccine.
Dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất. Tuy nhiên, liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn, kéo dài hơn.
Hiện tại, AstraZeneca khuyến cáo các liều tiêm cách nhau 8-12 tuần, với Pfizer, Moderna là 4 tuần, Vero Cell là 3-4 tuần. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất mà nhà sản xuất đưa ra trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine.
Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm, nhiều người dân đến hạn tiêm mũi 2 nhưng chưa có đủ nguồn vaccine. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khẳng định việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi.
Điều quan trọng nhất đó là chúng ta được tiêm đủ hai liều. Nếu vaccine mũi 1 không có sẵn để tiêm liều 2, người dân có thể tiêm trộn các loại. Hiện nay, Bộ Y tế cho phép tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer; mũi 1 Pfizer, mũi 2 Moderna hoặc ngược lại.
Ngoài ra, dù đã tiêm 1 hay 2 mũi vaccine, tất cả người dân đều phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Theo Zing
-
49 phút trướcNgười dùng cần phải tiến hành làm các bước xác thực thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok… để tránh bị khoá tài khoản khi Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
-
1 giờ trướcSau khi bị lực lượng công an xã xử lý vi phạm hành chính lỗi không đội nón bảo hiểm, nữ sinh về nhà lên mạng xã hội đăng tải nội dung xúc phạm người làm nhiệm vụ.
-
3 giờ trướcKhi phát hiện bị lừa, thay vì đến cơ quan Công an trình báo, chị D. lại lên mạng nhờ “luật sư” tư vấn và một lần nữa bị lừa.
-
5 giờ trướcChi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản Đắk Lắk đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) cho cơ sở sản xuất Lâm Đạo - cơ sở dùng hoá chất có thể gây chết người để sản xuất giá đỗ.
-
12 giờ trướcLiên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera.
-
13 giờ trướcTrường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất.
-
13 giờ trướcCông an nhận định tội phạm xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân.
-
23 giờ trướcVận chuyển hơn 626kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ, bà trùm Oanh 'Hà' và 26 đàn em phải lĩnh án tử hình.
-
23 giờ trướcSau khi bị chó cắn nhưng không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại, hai người đàn ông ở Gia Lai đã phát bệnh rồi tử vong.
-
23 giờ trướcBan Quản lý đường sắt đô thị TPHCM tối nay (27/12) phát thông cáo báo chí về sự việc tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu trong chiều cùng ngày.
-
1 ngày trướcGần 6h ngày 27/12, trên đường Âu Cơ (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người tử vong.
-
1 ngày trướcThói quen mở cửa xe không quan sát cùng cách hành xử của tài xế ô tô ở Bình Dương khiến nhiều người cảm thấy bức xúc.
-
1 ngày trướcCông an TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) vừa bắt giữ 3 người nước ngoài thường xuyên dùng tiền giả mệnh giá 100 USD để mua hàng, đổi sang tiền Việt Nam.
-
1 ngày trướcNgười phụ nữ nói dối có miếng đất ở Phú Quốc đang cần bán với giá hơn 18 tỷ đồng để mượn tiền của người đàn ông ở Vĩnh Long, từ đó chiếm đoạt 8 tỷ đồng.
-
1 ngày trướcNgười đàn ông trung niên thức dậy sớm để đi tập thể dục ngoài trời lạnh giá. Một lúc sau, ông rơi vào tình trạng nguy kịch.
-
1 ngày trướcTrần Anh Cường không có giấy phép lái xe, đi sai phần đường, thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến va chạm giao thông với xe máy khiến 1 người chết và 1 người bị thương.
-
1 ngày trướcCơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) để điều tra về tội “gây rối trật tự công cộng”.
-
1 ngày trướcÔng Dương Anh Dũng, cựu Chủ tịch xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị tuyên 7 tháng tù vì cùng cấp dưới lập hồ sơ khống công nhận quyền sử dụng 1,5ha đất công cho người dân rồi mua lại, bán kiếm lời.
-
1 ngày trướcXe máy kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm tông vào dải phân cách cứng ở quốc lộ 1 đoạn qua TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), khiến 3 người đàn ông tử vong tại chỗ.
-
1 ngày trướcXưởng sửa chữa xe ở xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) bất ngờ bị bốc cháy, 1 ô tô đã bị thiêu rụi.
Tin tức mới nhất
-
10 phút trước
-
19 phút trước
-
49 phút trước
-
49 phút trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
5 ngày trước
-
5 ngày trước