Mới đây, một bà mẹ trẻ đã chia sẻ bảng chi tiêu của gia đình mình với 5 thành viên và tổng chi phí là 20 triệu đồng mỗi tháng.
Theo bảng chi tiêu được chia sẻ, các khoản cần chi tiền được chia thành 2 mục là tiền nuôi cô con gái nhỏ tên Bống và tiền chi tiêu cho cả gia đình.
Cụ thể như sau:
Tiền ăn của Bống (con gái nhỏ)
Sữa : 2250k
Bỉm : 300k
Váng sữa+ sữa + sữa chua + phomai : 200k
Ăn sáng : 150k
Ăn cháo : 1500k
Đi chơi + quần áo : 500k
Hoa quả : 200k
Tổng : 5000- 5100k
Chi tiêu cả gia đình:
- Đi chợ : 300k*30 = 9tr
+ Thịt + rau : 200k -250k
+ Hoa quả : 50-100k
Nước giặt+ nước xả + lặt vặt : 500k - 700k
Gạo: 900k
Điện: 3000
Nước: 200k
Mạng: 350k
Mùng 1 + rằm: 1tr
Hoa quả + hoa + xôi + giò
Tổng : Xâp xỉ 15 triệu
Tổng 1 tháng 20 triệu nhà 4 người và 1 trẻ con. Không kể sinh nhật - ma chay - tiệc tùng mỗi người tự chi.
Bà mẹ trẻ hạch toán chi tiêu 20 triệu/5 người của gia đình
Tổng số tiền chi cho gia đình 5 thành viên là 20 triệu đồng mỗi tháng còn chưa kể tiền ma chay, cưới xin...
Theo bà mẹ trẻ này tính toán, tổng số tiền cho 4 người lớn và 1 trẻ con đã 20 triệu đồng 1 tháng chưa kể tiền sinh nhật, ma chay, tiệc tùng... chưa được liệt kê vào và khi đến việc thì mỗi người tự chi.
Bà mẹ này than thở: “Nói chung là rất tốn kém, ai ở trong vị trí người nội trợ mới hiểu được cảm giác của em khi bỏ một số tiền ra để mua sắm, không phải đơn giản, không thể phung phí”.
Nhìn vào bảng chi tiêu của gia đình trẻ này thì các bà nội trợ dễ dàng nhận thấy gia đình này đã có nhà riêng, không phải tốn một khoản tiền khá lớn cho việc thuê nhà nữa. Thế nhưng, số tiền chi cho việc ăn uống, sinh hoạt trong gia đình đã “ngốn” 20 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ khác ở quê lên thành phố lập nghiệp, phải đi thuê nhà, mỗi tháng tốn thêm mấy triệu nữa thì tổng chi phí chi tiêu cho cả gia đình sẽ tăng lên rất nhiều so với hạch toán trên của bà mẹ trẻ. Vậy làm thế nào để chi tiêu tiết kiệm nhất có thể để có khoản tiền để dành mỗi tháng phòng lúc ốm đau hay có việc?
Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản
Có rất nhiều thứ cần mua sắm mỗi tháng cho gia đình, vì vậy để có thể kiểm soát tốt các khoản này hãy đặt hạn mức cho mỗi khoản từ đầu tháng. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.
Lên danh sách trước khi mua sắm
Các chị em thường có một nhược điểm là nhìn thấy cái gì thích là mua. Để tránh việc mua hàng “không đáng có”, việc lên danh sách những thứ cần mua trước đó là rất cần thiết. Khi ra đến nơi mua như chợ hay siêu thị, bạn chỉ cần mua chính xác những gì đã ghi ra từ trước và không nên đi tới các gian hàng khác để dễ bị “xiêu lòng”.
Tích cực săn khuyến mãi
Rất nhiều các cửa hàng đưa ra chương trình khuyến mãi vào dịp lễ hay cuối mùa để kích thích khách mua hàng, đây là cơ hội để bạn mua được hàng tốt với giá “hời”. Đặc biệt là mặt hàng thời trang sẽ giảm giá ngay vào cuối mùa, bạn có thể mua để dành cho năm sau.
Luôn để dự phòng một khoản tiền tiết kiệm
Gia đình nào cũng phải dùng tới khoản tiền này khi ốm đau hay có việc. Vì vậy, mỗi tháng hãy dành riêng ra một khoản dự phòng cho vào quỹ tiết kiệm và gửi ngân hàng. Tùy theo mức lãi suất thay đổi theo từng ngân hàng và từng thời điểm để tính toán gửi ở ngân hàng nào cho phù hợp.
Theo bảng chi tiêu được chia sẻ, các khoản cần chi tiền được chia thành 2 mục là tiền nuôi cô con gái nhỏ tên Bống và tiền chi tiêu cho cả gia đình.
Cụ thể như sau:
Tiền ăn của Bống (con gái nhỏ)
Sữa : 2250k
Bỉm : 300k
Váng sữa+ sữa + sữa chua + phomai : 200k
Ăn sáng : 150k
Ăn cháo : 1500k
Đi chơi + quần áo : 500k
Hoa quả : 200k
Tổng : 5000- 5100k
Chi tiêu cả gia đình:
- Đi chợ : 300k*30 = 9tr
+ Thịt + rau : 200k -250k
+ Hoa quả : 50-100k
Nước giặt+ nước xả + lặt vặt : 500k - 700k
Gạo: 900k
Điện: 3000
Nước: 200k
Mạng: 350k
Mùng 1 + rằm: 1tr
Hoa quả + hoa + xôi + giò
Tổng : Xâp xỉ 15 triệu
Tổng 1 tháng 20 triệu nhà 4 người và 1 trẻ con. Không kể sinh nhật - ma chay - tiệc tùng mỗi người tự chi.
Bà mẹ trẻ hạch toán chi tiêu 20 triệu/5 người của gia đình
Tổng số tiền chi cho gia đình 5 thành viên là 20 triệu đồng mỗi tháng còn chưa kể tiền ma chay, cưới xin...
Theo bà mẹ trẻ này tính toán, tổng số tiền cho 4 người lớn và 1 trẻ con đã 20 triệu đồng 1 tháng chưa kể tiền sinh nhật, ma chay, tiệc tùng... chưa được liệt kê vào và khi đến việc thì mỗi người tự chi.
Bà mẹ này than thở: “Nói chung là rất tốn kém, ai ở trong vị trí người nội trợ mới hiểu được cảm giác của em khi bỏ một số tiền ra để mua sắm, không phải đơn giản, không thể phung phí”.
Nhìn vào bảng chi tiêu của gia đình trẻ này thì các bà nội trợ dễ dàng nhận thấy gia đình này đã có nhà riêng, không phải tốn một khoản tiền khá lớn cho việc thuê nhà nữa. Thế nhưng, số tiền chi cho việc ăn uống, sinh hoạt trong gia đình đã “ngốn” 20 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ khác ở quê lên thành phố lập nghiệp, phải đi thuê nhà, mỗi tháng tốn thêm mấy triệu nữa thì tổng chi phí chi tiêu cho cả gia đình sẽ tăng lên rất nhiều so với hạch toán trên của bà mẹ trẻ. Vậy làm thế nào để chi tiêu tiết kiệm nhất có thể để có khoản tiền để dành mỗi tháng phòng lúc ốm đau hay có việc?
Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản
Có rất nhiều thứ cần mua sắm mỗi tháng cho gia đình, vì vậy để có thể kiểm soát tốt các khoản này hãy đặt hạn mức cho mỗi khoản từ đầu tháng. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.
Lên danh sách trước khi mua sắm
Các chị em thường có một nhược điểm là nhìn thấy cái gì thích là mua. Để tránh việc mua hàng “không đáng có”, việc lên danh sách những thứ cần mua trước đó là rất cần thiết. Khi ra đến nơi mua như chợ hay siêu thị, bạn chỉ cần mua chính xác những gì đã ghi ra từ trước và không nên đi tới các gian hàng khác để dễ bị “xiêu lòng”.
Tích cực săn khuyến mãi
Rất nhiều các cửa hàng đưa ra chương trình khuyến mãi vào dịp lễ hay cuối mùa để kích thích khách mua hàng, đây là cơ hội để bạn mua được hàng tốt với giá “hời”. Đặc biệt là mặt hàng thời trang sẽ giảm giá ngay vào cuối mùa, bạn có thể mua để dành cho năm sau.
Luôn để dự phòng một khoản tiền tiết kiệm
Gia đình nào cũng phải dùng tới khoản tiền này khi ốm đau hay có việc. Vì vậy, mỗi tháng hãy dành riêng ra một khoản dự phòng cho vào quỹ tiết kiệm và gửi ngân hàng. Tùy theo mức lãi suất thay đổi theo từng ngân hàng và từng thời điểm để tính toán gửi ở ngân hàng nào cho phù hợp.
Theo Tri Thức Trẻ