Vì sao có tục cúng Rằm tháng 7 âm lịch?
Rằm tháng 7 âm lịch năm 2020 nhằm vào thứ Tư ngày 2/9, là ngày 15 âm lịch. Dân gian cho rằng, ngày Rằm tháng 7 là dịp xá tội vong nhân. Theo đó, những tội nhân cõi âm trong đó có vong linh của người đã khuất trong gia đình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội, ra khỏi âm phủ lên dương gian. Vì vậy, người ở dương gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ là việc nên làm.
Ảnh internet
Ngoài cúng gia tiên, ngày "xá tội vong nhân" này mọi nhà cũng chuẩn bị lễ cúng ngoài sân gọi là cúng cô hồn, cúng chúng sinh cho những vong hồn không nơi nương tựa.
Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Thông thường việc chuẩn bị lễ vật tùy thuộc vào từng gia đình và điều kiện kinh tế. Nhưng theo quan niệm thì lễ cúng sẽ chuẩn bị 2 mâm cho cúng gia tiên và cúng chúng sinh như sau:
Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy...
Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh...
Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 chuẩn theo văn khấn cổ truyền
Dưới đây là bài cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền để bạn đọc tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đứ Địa Tạng vương Bồ Tát.
Con kính lạy ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Con kính lạy ngài Hoàn Lục Viện, Chưởng minh y sứ giả, Từ Miễn khanh Đại Tướng Vũ Lâm đại thần.
Bài cúng Rằm tháng 7 theo quan niệm dân gian là lời mời gia tiên về hâm hưởng lễ vật, giãi bày tấm lòng thành, tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên.
Hôm hay là ngày 15 tháng 7 năm 2020 (Canh Tý).
Tín chủ chúng con là:………………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………
Trước án tọa kính cần thưa trình: Ngày qua tháng lại Trung Nguyên tới tuần. Tháng Bảy sắp tiết Thu phân, vong nhân xá tội một lần trong năm. Âm cung mở cửa ngục ra, hồn ai nấy được trở về dương gian. Hôm nay, toàn thể gia quyến chúng con hương hoa, lễ vật cúng dâng Tôn Thần, cúi xin ngài Địa Tạng vương Bồ Tát, ngài Kiền Liên Tôn Giả, ngài Hoàng Lục Viện Chưởng minh y sứ giả, Từ Miễn khanh Vũ Lâm Đại thần, ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Thành Hoàng bản sứ, ngài Thổ Công tại gia và các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành hưởng thụ lễ vật, Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ các đáng Thần linh che chở cho hồn được trở về tại gia nhận hưởng kim ngân, minh y, tài mã. Bữa cơm rau muối để con cháu khỏi tủi lòng này.
Ảnh internet
Trời mây xanh ngắt một màu, nhớ câu sinh dưỡng bấy lâu, lệ rơi chán chứa giờ đà âm dương. Sầu chẳng dứt, ai làm nên mưa gió. Tết Trung Nguyên nến đỏ hương thơm, nghi lễ theo tiết. Nhìn thấy non Tây man mác, ngàn cây ủ rũ hạt mưa tuôn. Ngoảnh nhìn gió bấc phất phơ, nắm đất lạnh lùng hơi sương nhạt. Đau đớn nhẽ hình dung xưa đã khuất. Biết lấy gì trả nghĩa đầy vơi ba chén rượu, linh sàng thấu chăng, họa may nơi chính suối……………………….. (nêu địa chỉ nghĩa trang) tỏ biết. Chúng con nguyện giữ trọn niềm hiếu đạo, báo đáp đầy đủ tứ trọng ân (ân thiên địa, ân quốc gia đất nước, ân cha mẹ thầy tổ, ân xã hội đồng bào).
Con cháu:………………………………………
Kính dâng: (gửi cho ai, thứ gì, thứ mã gì thì ghi họ tên người nhận và liệt kê những thứ đó)
…………………………………………………………………………………..……………………………………
…………………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..
Cúi xin các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội, Tảo Sa, Tảo Lạc, Á Thân Liệt Thích, nội, ngoại thân sơ, đẳng chư Hương linh nhủ lòng thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật, phù độ cho con cháu mạnh khỏe, bình an, học hành tấn tới, thăng chức, tăng lương, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo. Bốn mùa không hạn ách tai ương.
Chúng con kính thỉnh các vị long linh y, thảo phụ mộc phảng phất ở trong đất này, nhân tuần Trung Nguyên xin hồn chứng giám giáng tới linh tọa, chiêm ngưỡng Tôn Thần, hâm hưởng lễ vật, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.
Chỉ xin chư vị Tôn Thần phù hộ, độ trì, âm dương cách trở, nén hương, bát nước, cơm canh. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
*Bài cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền mang tính chất tham khảo.
Tú Anh (tổng hợp)
Theo Vietnamnet