Bạn có thể mất mạng nếu mắc sai lầm này khi tắm vào mùa đông

Vào mùa đông bạn không nên tắm nhiều bởi nếu tắm không đúng cách sẽ rất dễ bị sốc nhiệt, thậm chí tử vong.

Tắm mỗi ngày

Không nên thực hiện việc tắm rửa mỗi ngày vào mùa hè còn mùa đông, bạn không cần thiết và không nên duy trì việc này. Nguyên nhân, việc tắm quá đều đặn mỗi ngày, đặc biệt với nước nóng sẽ làm da mất đi lớp dầu khô tự nhiên gây kích ứng, khô nẻ. Hơn nữa, tắm nhiều trong mùa đông dễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh đường hô hấp.

Tắm quá lâu

Việc tắm quá lâu sẽ gây ra những tác hại khôn lường như làm da bị khô và mất nước. Nguy hiểm hơn là làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng tới các mạch máu, huyết áp, dễ dẫn tới ngất xủi.

Bạn có thể mất mạng nếu mắc sai lầm này khi tắm vào mùa đông-1
Sai lầm khi tắm vào mùa đông sẽ khiến bạn mất mạng. Ảnh minh họa

Tắm nước quá nóng

Không chỉ là mùa đông, nhiều người thường có thói quen sử dụng nước nóng khi tắm cả trong mùa hè. Việc tắm bằng nước nóng giúp cho cơ thể thư giãn, điều hòa, giảm stress, mang lại giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh.

Tắm sau khi ăn

Tắm sẽ làm cho các mao mạch ở chân tay giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt cơ thể, làm cho lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hóa bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu... sẽ dễ gặp biến chứng. Vì vậy, sau khi ăn cơm 1 - 3 tiếng đi tắm là thích hợp nhất.

Tắm khi cơ thể mệt mỏi

Một sai lầm lớn mà nhiều người thường mắc phải là đi tắm khi cơ thể đang mệt mỏi. Tuy nhiên, việc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bởi lúc cơ thể mệt mỏi đồng nghĩa với việc tuần hoàn, lưu thông máu trong cơ thể kém. Đặc biệt, nếu tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, bị cảm lạnh, choáng, bất tỉnh và thậm chí là tử vong đột ngột.

Dễ sốc nhiệt nếu tắm sau 22h

Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khuyến cáo, không nên tắm khuya sau 22h00, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì để không bị sốc nhiệt vào mùa lạnh

Cũng theo khuyến cáo của Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), vào mùa lạnh có một số vấn đề sức khỏe thường gặp đó là: Cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu…

Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Những người làm việc ở ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét, thiếu ánh nắng mặt trời như: người lao động nông nghiệp, công nhân…Bên cạnh đó là những đối tượng mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp…

Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khuyến cáo, để dự phòng lạnh cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ em cần hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 21h tối đến 6h sáng.

Khi ra ngoài thì nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang.

Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, không nên uống rượu bia đặc biệt là người dân ở miền núi cần chủ ý vì uống rượu càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như cafein.
 


Theo Chất lượng Việt Nam


Tin tức mới nhất