Không chỉ đẹp về hình dáng mà còn mang những ý nghĩa tốt đẹp là những tiêu chí quan trọng khi quyết định mua cây cảnh đặt trong phòng. Sở hữu cây vạn lộc bạn sẽ hoàn toàn ưng ý bởi chúng có những công dụng, khả năng tuyệt vời đáp ứng nhu cầu của mình.
1. Đặc điểm của cây vạn lộc
Cây vạn lộc (cây vạn lộc đỏ) có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Araceae (ráy) có hoa. Cây còn có tên gọi khác là cây thiên phú. Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia cây phù hợp với khí hậu và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ.
Vạn lộc thuộc giống cây thân thảo có lá màu hồng nhạt khi non và thay đổi sang hồng đậm khi già đi nên nhìn rất thu hút. Cây nổi bật với thân hình nhỏ nhắn với chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây có lá dày, sáng bóng, nổi rõ gân, cây ra hoa màu trắng, rất dễ chăm sóc phù hợp trang trí nội thất, phòng làm việc.
Điểm đặc biệt của loại cây này là lá cây mọc đan xen nhau thành nhiều tầng nhiều lớp và đối xứng nhau, rất bắt mắt. Màu hồng phai kết hợp với sắc xanh của viền lá sẽ là điểm nhấn khiến người ta yêu từ cái nhìn đầu tiên. Khi trang trí cây trên bàn làm việc sẽ tạo ra không gian mới mẻ, tạo tinh thần thoải mái cho người sở hữu.
2. Công dụng của cây vạn lộc
Giống như bất kỳ loài cây nào, cây vạn lộc cũng có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho con người đặc biệt vào mùa dịch này. Chỉ cần đặt một chậu cây vạn lộc trong phòng, bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn nhờ không gian trong lành mà chúng mang lại.
Làm việc tại nhà cần nhất là không gian thông thoáng, thư giãn, bởi vậy, cây vạn lộc chính là món bảo bối bạn không thể thiếu đâu đấy.
3. Cây vạn lộc ra hoa có ý nghĩa gì?
Bên cạnh công dụng cho sức khỏe, cây vạn lộc thường được sử dụng như món quà tân gia, thăng chức, lễ tết để thay lời chúc phát tài, vạn sự như ý. Trồng vạn lộc ra hoa chính là báo hiệu tốt rằng bạn sẽ gặp nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp của mình.
4. Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Cây vạn lộc hợp tuổi nào?
Cây vạn lộc là một trong số cây cảnh để bàn được nhiều người ưa chuộng. Với sắc xanh xen lẫn đỏ hồng, đương nhiên người mệnh Hỏa nên sở hữu ít nhất 1 chậu cây này trong phòng làm việc để gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.
Cây đỏ, gặp mệnh là lửa, “lưỡng Hỏa thành viêm”, tạo nên sức nóng mạnh mẽ không ai bì kịp. Tuy nhiên, “lưỡng Hỏa hỏa diệt”, nên người mệnh này khi trồng cây vạn lộc cần chú ý chọn chậu màu trắng, xanh dương hoặc đen để khắc chế bớt phần nào.
5. Cách chăm sóc cây vạn lộc
Nếu là một người yêu cây, chắc chắn bạn sẽ không thể lơ là chuyện chăm sóc cho những “bảo bối” của mình. Để cây có thể xanh tốt, phát huy được hết công dụng, chúng tôi gợi ý cho bạn một số tips như sau:
- Đất: Cây vạn lộc là loài cây có khả năng thích nghi tốt nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đất tùy theo ý thích của mình. Tuy nhiên, đất phù hợp nhất vẫn là đất có pha sơ dừa, tro, chấu hoặc đất Tribat.
- Nước: 2 lần/tuần trong nhà và 3 lần/tuần ngoài trời là câu thần chú bạn nên nhớ khi chăm sóc cây vạn lộc.
- Ánh sáng: Vì là loại cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên nơi đặt chậu cần phải có ánh sáng, ít nhất cần 2-3 giờ ánh sáng tự nhiên, ưu tiên vị trí cửa sổ nhé.
- Bón phân: Nên tiến hành bón phân bổ sung cho cây trong những giai đoạn phát triển của cây như lúc mới trồng, lúc ra rễ, ra lá…
- Cách xử lý khi cây bệnh: Vạn lộc trồng trong nước dễ hay bị thối ở cuống lá sau một thời gian trồng do ta đặt ở nơi ít ánh sáng và không được hứng nắng thường xuyên. Khi gặp phải trường hợp này ta nên cắt bỏ lá bị thối, dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình.
Theo thoidaiplus