Táo là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu kẽm, phòng ngừa tiểu đường và làm giảm 35% nguy cơ tử vong sớm do ung thư. Tuy được các nhà khoa học chứng minh vỏ táo có nhiều chất dinh dưỡng hơn cả lõi, nhưng nếu không được rửa sạch, thói quen ăn táo không gọt vỏ có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn.

Táo sau khi được lau qua trông nó rất sạch và bóng, vậy thì sao nó có thể bẩn được phải không? Nhưng giống như quả táo mà nàng Bạch Tuyết đã ăn, bạn chỉ có thể thấy được bề ngoài của quả táo sạch còn những vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu ẩn bên trong quả táo đó chắn chắn bạn không hề biết tới.

Sandria Godwin, giáo sư tại Đại học bang Tennessee nói: "Hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là tác nhân gây bệnh trên táo sẽ khiến người ăn bị tử vong. Hệ miễn dịch của mỗi người khác nhau, một số người có thể bị ảnh hưởng nặng nề chỉ vì ăn một quả táo trong khi những người khác có thể ăn hàng trăm quả thì mới bị rơi vào tình trạng này".
 
Một quả táo để đến được tay bạn thì có thể đã tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây bệnh cũng như các vi sinh vật có hại trong lúc chăm bón lẫn trên đường vận chuyển. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, mỗi năm có hơn 9 triệu người mắc bệnh do ăn thực phẩm bẩn trong đó số người bị nhiễm bệnh do ăn hoa quả chiếm 46%.Vi khuẩn E. coli, Salmonella, Listeria có thể tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy, sốt đến suy thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.


Không những vậy, Davida Margolin, giảng viên Khoa phân tử, tế bào tại Đại học New Hampshire cho biết thêm: "Trái táo rơi trên mặt đất khi thu hoạch có thể bị tiếp xúc với phân động vật. Táo cũng có thể bị nhiễm khuẩn bởi một tá những chất bẩn mà bạn không đếm xuể".
 
Các nghiên cứu hiện tại của Đại học Tennessee State thấy rằng ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh cũng là nơi có thể có chứa vi khuẩn sẽ bám dính vào táo. Bạn đừng nghĩ táo là thực phẩm hữu cơ nên nó miễn dịch. "Trên bề mặt của táo hữu cơ có thể  có nhiều lỗ nhỏ do côn trùng gây ra vì thế mà vi khuẩn có thể di chuyển từ ngoài vào trong một cách dễ dàng hơn. Nhưng có một tin tốt là tôi đã chưa bao giờ thấy ai bị bệnh từ vi khuẩn chỉ vì ăn một quả táo", Godwin nói.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nếu trái cây được lau một lần bằng khăn giấy cũng đã có thể làm giảm một số lượng lớn vi khuẩn bám dính trên bề mặt của trái cây. Tuy nhiên, để loại bỏ được nguồn bệnh triệt để nhất có trong trái cây thì bạn nên sục rửa trái cây bằng máy sục hoặc dùng hai bàn tay cọ xát vào vỏ của trái cây dưới vòi nước.

Chuyên gia y khoa Naugat Berli tại Trung tâm Y tế sức khỏe cộng đồng Kdely (Pháp) cho biết, rất nhiều tác động tiêu cực tiềm ẩn sau mỗi trái táo không được vệ sinh đúng cách. Một số tác hại có thể kể đến như sau:

Vi khuẩn


Bạn không thể kiểm soát có bao nhiêu người cầm nắm những trái táo trước khi chúng đến tay bạn. Khi mua, bạn là người cuối cùng hứng trọn toàn bộ lượng vi khuẩn trên bề mặt quả. Theo nghiên cứu từ Viện khoa học Hoàng gia Anh, số lượng vi khuẩn trên vỏ táo khi chưa vệ sinh có thể lên tới 2000 vi khuẩn.

Bạn không thể kiểm soát có bao nhiêu người cầm nắm những trái táo trước khi
 chúng đến tay bạn
.

Thuốc trừ sâu

Báo cáo từ Hiệp hội Môi trường và Sức khỏe con người tại Mỹ năm 2014 đã thống kê 12 loại rau quả có tiềm ẩn trữ lượng thuốc trừ sâu lớn nhất sau khi thu hoạch. Đứng đầu danh sách này là trái đào. Loại quả này có tới 97% bề mặt có khả năng giữ lại lượng thuốc sâu. Xếp sau đó, táo, dâu tây, nho và lê là những loại quả nhiều “tiềm năng” gây bệnh nhất. Tuy tỉ lệ thuốc trừ sâu trên lớp vỏ những loại quả này khá cao, vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ chúng, đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng của bạn.

Côn trùng

Hoa quả, đặc biệt là những quả chín, thường có giá trị hấp dẫn côn trùng và các loại động vật khác. Tiến sĩ Vluage Sandiu từ Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và thực phẩm Diele Valgui (Ấn Độ) cho hay, dù được các siêu thị bảo quản trong tủ kính với nhiệt độ thấp, trứng côn trùng vẫn có thể tồn tại và gây hại cho cơ thể bạn. Rửa táo và gọt vỏ trước khi ăn sẽ giúp bạn phát hiện các vết sâu, những chỗ thâm cần loại bỏ.

Rửa táo và gọt vỏ trước khi ăn sẽ giúp bạn phát hiện các vết sâu, những chỗ thâm cần loại bỏ.

Trong vỏ quả có chứa hàm lượng kim loại nặng cao

Theo nghiên cứu gần đây từ nhóm các nhà khoa học tại Đại học Masachuset (Mỹ), mức độ chì trên vỏ táo cao hơn 1,5 lần mức cho phép. Một nghiên cứu khác từ Học viện Y khoa Trung Ương tại Hà Lan cũng cho thấy, hàm lượng một số kim loại nặng khác như chì, cadmi, đồng, thiếc, tali trong vỏ cao hơn nhiều lần so với bên trong lõi táo. Chì chứa trên vỏ táo chiếm 2 lần, trong khi cadmi và tali lần lượt là 3 và 4. Đặc biệt, mức độ tali trong vỏ táo so với lõi lên tới 12 lần. Hấp thụ một lượng lớn các kim loại nặng sẽ gây ra những rối loạn chất và ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra, rửa sạch và gọt sẽ loại bỏ đến 90% lượng kim loại nặng tại vỏ táo.

Những hiểm họa khác

Sandria Laura, Dược sĩ kiêm bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Học viện Godwin (Pháp) cho hay điều tồi tệ nhất có thể đến với bạn là nhiễm độc thực phẩm. Trong tình trạng hệ miễn dịch đang không hoạt động hiệu quả, việc tiếp nhận những loại chất bẩn có thể khiến cả hệ tuần hoàn của bạn sụp đổ.

Nguồn bệnh từ táo có thể bắt nguồn từ khi thu hoạch tại trang trại, trong quá trình vận chuyển hay cả việc bảo quản sai phương pháp. Theo trung tâm Dịch tễ học có trụ sở tại Thụy Điển, nhiễm khuẩn thức ăn là nguyên nhân gây ốm tới hơn 9 triệu người mỗi năm. Những loại vi khuẩn như E.coli, Norovirus và Salmonella có thể gây ra tiêu chảy, sốt hoặc thậm chí suy giảm chức năng thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nguồn bệnh từ táo có thể bắt nguồn từ khi thu hoạch tại trang trại, trong quá trình vận chuyển hay cả việc bảo quản sai phương pháp.

Tuy vậy, đây vẫn chưa phải tất cả những gì bạn phải đối mặt, Davida Margolin, giảng viên y khoa Đại học New Hampshire (Mỹ) cho biết: “Vi khuẩn từ phân động vật dễ dàng tiếp xúc với táo trong quá trình thu hoạch. Nếu không được vệ sinh và làm sạch cẩn thận, người dùng dễ dàng ngộ độc và phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác”.

Naulitus Darwin, giảng viên Y khoa tại Đại học Tennessee (Mỹ) khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ về nhiễm khuẩn, nên lựa chọn các loại táo được đóng trong bao, túi. Tuy vậy, không vì thế mà quên đi công đoạn rửa sạch táo trước khi dùng. Thông thường, ngâm táo trong nước muối và sau đó tráng lại bằng nước thường sẽ giúp bạn loại bỏ đi đáng kể lượng vi khuẩn trên bề mặt vỏ táo.

Ông cũng cho biết mùa thu là thời điểm an toàn nhất bởi đây là mùa táo và các cửa hàng ít sử dụng thuốc bảo quản hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn táo ngay sau khi gọt vỏ bởi nếu để lâu, hiện tượng oxy hóa xuất hiện sẽ khiến táo thâm đen kể cả bảo quản trong tủ lạnh.

Theo Trí thức trẻ