Đến lúc đó, chẳng cần phải lao đầu đi kiếm người đàn ông "làm chỗ dựa", chỉ việc ung dung đứng lại nắm lấy tay người có thể làm mình cảm thấy vui vẻ, dễ chịu mỗi ngày đi tiếp con đường thôi. Bản thân đã rất vững vàng trên đôi chân mình rồi, muốn đi, đứng, nằm, ngồi tùy thích, cần gì dựa dẫm ai.

Bạn viết về Lee Hyori hay không? Cô ấy là Nữ hoàng K pop, biểu tượng sexy một thời của ngành giải trí Hàn Quốc vào những năm hai nghìn lẻ mấy. Hyori không có chiều cao như một cô hoa hậu nhưng lại sở hữuthân hình bốc lửa, nước da rám nắng khỏe mạnh cùng với tính cách phóng khoángdễ thương. Hyori không chọn kết hôn với đại gia, không chọn kết hôn với giai đẹp, cô ấy chọn một người đàn ông không quá nổi trội về hình thức hay tài chính, chỉ vì một lí do đơn giản, anh ấy có thể mang đến cho cô ấy nội tâmyên bình, một cuộc sống nông nhàn, thảnh thơinhư cô mơ ước. Cô ấy rũ bỏ hình tượng của một idol, sống như một phụ nữ bình thường, làm những việc mình thích: nấu ăn, đọc sách, yoga, làm gốm... Hằng ngày mở rộng tâm trí đón nhận từng thời khắc trôi qua. Thời điểm mà Hyori kết hôn, cô đã sau tuổi ba mươi.

Bạn có thể nhận thấy ở Châu Á, theo quan niệm xã hội, độ tuổi 20 là thời điểm kết hôn lý tưởng của con gái. Nếu sau độ tuổi đó thì người ta sẽ có rằng cô ta có vấn đề, hoặc là cô ta thật đáng thương, người ta sẽ nhìn nhận rằng cuộc đời của cô ấy đang không trọn vẹn, kể cả khi cô ấy thảnh thơi chăm sóc cha mẹ và du lịch khắp nơi. Phụ nữ sau tuổi ba mươi mà vẫn chưa lập gia đình, là ế, hay chưa có người yêu, thì đích thực là "thảm họa". Các bác nhà hàng xóm chắc hẳn sẽ xì xầm "chắc chắn là nó có vấn đề gì?"



Có vấn đề gì nhỉ? Vấn đề thực sự nằm ở chỗ, người ta vẫn còn quan niệmhạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào hôn nhân. Hôn nhân hạnh phúc mới là thành công của người phụ nữ. Họ "vờ" như không thấy cô ấy đangđường hoàng hưởng thụ cuộc sống bằng tiền do chính mình làm ra. Cô có thể đi đâu tùy thích, làm gì tùy hứng, sắm gì tùy ý.

Vậy thì tại sao con gái phải kết hôn với một ai đấy trong độ tuổi 20 thì mới đúng chuẩn "cuộc sống hạnh phúc". Và khi không hạnh phúc, người phụ nữ khi ly hôn lại khiến người ta thương cảm như thể cô ấy đã mất đi "phẩm giá", trong khi đơn thuần là họ không thể sống tiếp với người chồng đó mà thôi!

Cũng ở Châu Á, người ta hay có quan điểm "chim vàng phải ở lồng son", tức là phảilấy một người chồng "vượt trội" hơn: về học vấn, về tài chính, địa vị, gia thế... càng vượt trội hơn càng tốt. Nếu lấy được vậy, cô ta "sướng". Nên mới có nhiều cô gái kết hôn với Đài Loan, Hàn Quốc để được "sướng" dù rằng có khi người cô ta lấy chỉ hơn... một chút tiền. Nếu như cô gái kết hôn với người kém hơn xíu, dù gia thế là thứ mà không ai được chọn, người ta sẽ thương hại cô ta. Người ta không quan tâm đến việc anh ta là người đàn ông có sẵn lòng "cúi xuống buộc dây giày" cho bạn gái mình hay "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ và bạn gái đâu. Cái đó là chuyện nhỏ xíu mà! Tóm lại, cái yếu tố quan trọng nhất là "đối với xử với nhau thế nào" lẽ ra cần được quan tâm nhất lại bị thua cái yếu tố râu ria.



Kì thật, mỗi một con người sống như thế nào, là chuyện hoàn toàn của riêng họ. Yêu ai, yêu người thế nào, giới tính ra sao là chuyện hoàn toàn của mỗi cá nhân. Hạnh phúc hay không, như khi uống một ly nước, nóng lạnh tự biết mà thôi. Có một câu nói: không có chuẩn mực chung cho hạnh phúc của tất cả mọi người.

Tại sao phụ nữ không thể dành thời gian nỗ lực tự mình phát triển bản thân. Đến lúc sẵn sàng thì mới kết hôn, độ tuổi nào thì có gì quan trọng cơ chứ, cần gì phải lao đầu đi kiếm người đàn ông "làm chỗ dựa". Khi mình đã đủ tự tin vào bản thân,chỉ việc ung dung đứng lại nắm lấy tay người có thể làm mình cảm thấy vui vẻ, dễ chịu mỗi ngày đi tiếp con đường thôi. Bản thân đã rất vững vàng trên đôi chân mình rồi, muốn đi, đứng, nằm, ngồi tùy thích, cần gì dựa dẫm ai.

Mà có một thực tế thế này, chỉ những ai không thật sự hạnh phúc mới luôn đi dò xét chuyện của người khác.
 

Theo: GUU.vn