Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết song do cuộc sống bận rộn, thay vì làm và nấu bánh chưng như trước đây, nhiều gia đình trẻ hiện nay chọn cách mua từ các cửa hàng. Thế nhưng, theo tiết lộ của nhiều người bán hàng, để tiết kiệm thời gian nấu bánh, người ta đã dùng lõi pin cho vào khiến bánh vừa nhanh chín, vừa có màu đẹp. Điều này đã dấy lên lo ngại cho người tiêu dùng. Vậy thực hư điều này ra sao? Nếu ăn phải bánh chưng luộc với pin, chúng ta sẽ gặp nguy cơ gì?
Trả lời pv, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay, cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin. Không có cơ sở khoa học cho việc này.
Trong trường hợp người dân không hiểu biết cho pin vào nấu bánh chưng sẽ rất tai hại. Ông cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất, trong đó còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… rất độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.
“Chì, Magie, Mangan trong pin sẽ thôi ra khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ, tức thời sau khi ăn ít, chúng ta sẽ bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy trường diễn và tiềm ẩn ung thư. Người ta đã khuyến cáo trẻ con không được chơi pin bởi thực tế, có nhiều trẻ cầm pin chảy nước đã bị bong da. Điều đó cho thấy nó là chất độc. Nếu dùng trong thực phẩm thì quả thực rất tai hại”, PGS Thịnh cảnh báo.
Chuyên gia lấy ví dụ với chì có trong pin, tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hàm lượng chì quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh... Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn gây di chứng mù lòa. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả khi bị nhiễm do có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn. Việc luộc ngô với pin sẽ khiến trẻ ngô nhiễm chì, từ đó suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy.
Có thể dùng hóa chất an toàn
PGS Thịnh cho biết thêm, thực tế, vẫn có những chất an toàn hơn mà người ta có thể bỏ vào để cho thực phẩm nhanh chín, nhất là khi nấu bánh chưng như sử dụng thuốc muối trị bệnh dạ dày natri hydro carbonat (NaHCO3) vẫn được bán ở hiệu thuốc để cho vào nồi bánh. Cách này vừa rẻ vừa an toàn trong khi dùng pin vừa độc, vừa không có tác dụng.
Muối này sẽ tạo ra môi trường kiềm, giúp tinh bột được thủy phân, nhanh nhừ hơn. Thậm chí, khi luộc bánh chưng, cho muối này vào cũng khiến lá xanh hơn. Chỉ lưu ý là dùng nhiều sẽ bị nồng.
Về hóa chất này, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết thêm: “Từ lâu, để ngô, khoai, lạc, đậu đỗ, bánh chưng nhanh nhừ người ta đã biết cách dùng NaHCO3 để cho vào nồi. NaHCO3 có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống đông vón và tạo xốp. Vì thế, nó thường được sử dụng để ninh thức ăn nhanh chín, tiết kiệm thời gian và năng lượng đun nấu. Theo quy định của Bộ Y tế, có thể dùng 1-2 thìa canh trong 1 kg thực phẩm. Loại muối này là một chất được phép dùng, an toàn đối với hệ tiêu hóa”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, bột ninh nhừ này là chất được phép dùng trong công nghệ thực phẩm nên người tiêu dùng có thể yên tâm.
Nhận biết bánh chưng luộc pin
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để nhận biết bánh luộc bằng pin bằng trực quan không dễ.
Tuy nhiên, có thể căn cứ vào phần vỏ lá và bánh bên ngoài, cẩn thận với các bánh có màu xanh mướt hơn thường. Bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống, thời gian luộc khoảng tầm 8-10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và khó xanh mướt.
Ngoài ra, bánh chưng bị ép chín nhanh nên bánh sẽ không được dẻo, thơm mùi vị đặc trưng giống như bánh chưng luộc thông thường.
Để tránh mua phải bánh chưng luộc bằng pin bạn nên lựa chọn địa chỉ bán bánh uy tín, có thương hiệu hay mua tại những cửa hàng, siêu thị lớn. Nếu có điều kiện thì bạn nên tự gói bánh tại nhà vừa tạo không khí Tết đầm ấm vừa đảm bảo bánh chưng sạch, được luộc theo phương pháp truyền thống.
Trả lời pv, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay, cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin. Không có cơ sở khoa học cho việc này.
Trong trường hợp người dân không hiểu biết cho pin vào nấu bánh chưng sẽ rất tai hại. Ông cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất, trong đó còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… rất độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.
“Chì, Magie, Mangan trong pin sẽ thôi ra khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ, tức thời sau khi ăn ít, chúng ta sẽ bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy trường diễn và tiềm ẩn ung thư. Người ta đã khuyến cáo trẻ con không được chơi pin bởi thực tế, có nhiều trẻ cầm pin chảy nước đã bị bong da. Điều đó cho thấy nó là chất độc. Nếu dùng trong thực phẩm thì quả thực rất tai hại”, PGS Thịnh cảnh báo.
Chuyên gia lấy ví dụ với chì có trong pin, tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hàm lượng chì quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh... Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn gây di chứng mù lòa. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả khi bị nhiễm do có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn. Việc luộc ngô với pin sẽ khiến trẻ ngô nhiễm chì, từ đó suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy.
Ảnh minh họa
Có thể dùng hóa chất an toàn
PGS Thịnh cho biết thêm, thực tế, vẫn có những chất an toàn hơn mà người ta có thể bỏ vào để cho thực phẩm nhanh chín, nhất là khi nấu bánh chưng như sử dụng thuốc muối trị bệnh dạ dày natri hydro carbonat (NaHCO3) vẫn được bán ở hiệu thuốc để cho vào nồi bánh. Cách này vừa rẻ vừa an toàn trong khi dùng pin vừa độc, vừa không có tác dụng.
Muối này sẽ tạo ra môi trường kiềm, giúp tinh bột được thủy phân, nhanh nhừ hơn. Thậm chí, khi luộc bánh chưng, cho muối này vào cũng khiến lá xanh hơn. Chỉ lưu ý là dùng nhiều sẽ bị nồng.
Về hóa chất này, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết thêm: “Từ lâu, để ngô, khoai, lạc, đậu đỗ, bánh chưng nhanh nhừ người ta đã biết cách dùng NaHCO3 để cho vào nồi. NaHCO3 có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống đông vón và tạo xốp. Vì thế, nó thường được sử dụng để ninh thức ăn nhanh chín, tiết kiệm thời gian và năng lượng đun nấu. Theo quy định của Bộ Y tế, có thể dùng 1-2 thìa canh trong 1 kg thực phẩm. Loại muối này là một chất được phép dùng, an toàn đối với hệ tiêu hóa”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, bột ninh nhừ này là chất được phép dùng trong công nghệ thực phẩm nên người tiêu dùng có thể yên tâm.
Nhận biết bánh chưng luộc pin
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để nhận biết bánh luộc bằng pin bằng trực quan không dễ.
Tuy nhiên, có thể căn cứ vào phần vỏ lá và bánh bên ngoài, cẩn thận với các bánh có màu xanh mướt hơn thường. Bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống, thời gian luộc khoảng tầm 8-10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và khó xanh mướt.
Ngoài ra, bánh chưng bị ép chín nhanh nên bánh sẽ không được dẻo, thơm mùi vị đặc trưng giống như bánh chưng luộc thông thường.
Để tránh mua phải bánh chưng luộc bằng pin bạn nên lựa chọn địa chỉ bán bánh uy tín, có thương hiệu hay mua tại những cửa hàng, siêu thị lớn. Nếu có điều kiện thì bạn nên tự gói bánh tại nhà vừa tạo không khí Tết đầm ấm vừa đảm bảo bánh chưng sạch, được luộc theo phương pháp truyền thống.
Theo Zing