Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Sau khi mua các thực phẩm về nhà, bạn cần phải phân loại hàng hóa. Một số thực phẩm không nên bỏ vào tủ lạnh như: mật ong, cà phê, bánh mì, khoai tây, cà chua, chuối, dầu oliu,…

Với những thực phẩm như thịt, cá bạn nên sơ chế qua rồi phân chia khẩu phần theo từng bữa. Ví dụ trung bình một bữa gia đình bạn chỉ ăn hết khoảng 300-400gr thịt lợn, thì bạn nên cắt miếng thịt tương ứng với một bữa ăn rồi cho vào túi chân không để trong ngăn đá.

Với cá bạn cũng nên bổ sẵn, đánh vảy làm sạch ruột bên trong cho bớt tanh rồi phân chia thành từng khúc đủ cho một bữa ăn.

Với thịt gà, hay xương sườn, thịt bò... bạn cũng nên làm tương tự. Với cách làm này sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon, mà không lo mất nhiều thời gian rã đông thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm ngày giãn cách: Bí quyết giữ 2-3 tuần vẫn mới-1

Để nhiệt độ bảo quản thực phẩm đúng cách

Với những thực phẩm như thịt, cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày bạn nhớ cho vào ngăn đông có nhiệt độ thấp. Bạn nên đặt mức nhiệt lý tưởng nhất cho ngăn đông là -18 độ C. Khi bạn để thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, bạn có thể yên tâm bảo quản thực phẩm đông lạnh trong ngăn đông trong thời gian dài.

Với các loại rau xanh, củ quả bạn nhớ cho vào túi nilon để chống mất nước và bảo quản nhiệt độ lý tưởng cho ngăn này là từ 0 - 4 độ C. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm sử dụng thực phẩm mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

Đồng thời, khi bạn bảo quản rau bạn không nên rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh bởi rau nhúng qua nước sẽ dễ bị dập nát, hư hỏng không bảo quản được lâu.

Bảo quản thực phẩm ngày giãn cách: Bí quyết giữ 2-3 tuần vẫn mới-2

Với một số đồ khô như cá khô, lạc, hoặc khoai tây... bạn không cần phải cho vào tủ lạnh, mà chỉ cần để nơi thoáng mát không bị ẩm ướt, không có ánh nắng chiếu vào là có thể bảo quản được trong cả tháng không lo bị hỏng.

Theo Khỏe và Đẹp