Một ngày đầu tháng 9, tiếp chúng tôi tại trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội, Trung tá Cao Văn Thái – Đội trưởng Đội điều tra Trọng án 2 (Đội 13) phấn khởi chia sẻ:
“Anh vừa mới xuống địa bàn Ba Vì và Sơn Tây củng cố chứng cứ, gặp mấy người bạn thân vui mừng cho biết, công an thành phố coi như đã "bình định" được đất Sơn Tây sau khi bắt giữ tên Việt "què. Họ không biết là mình trực tiếp tham gia chuyên án nên kể chuyện rất rôm rả về việc này”.
Tên “trùm xã hội đen” khét tiếng và thủ đoạn ma mãnh
Nhấp chén trà đặc trên môi, Trung tá Thái kể, Việt “què” tên thật là Phạm Quang Sở (SN 1982, trú tại số 39 Vị Thủy, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), từng có tiền án tiền sự và là một nhân vật nổi tiếng trong giới giang hồ ở Hà Nội nói chung và vùng Sơn Tây, Ba Vì nói riêng.
Việt ‘què’ dáng người nhỏ nhắn, mặt mũi không bặm trợn, xăm trổ như những đàn anh đàn chị khác song hắn được biết đến với những thủ đoạn làm ăn tinh vi, tàn độc và có nhiều đàn em. Biệt danh Việt “què” được đặt sau khi hắn bị tai nạn, phải đi tập tễnh.
Cũng từ đây, Việt “què” là cái tên mà mỗi khi nhắc đến, người dân khắp Sơn Tây, Ba Vì đều cảm thấy khiếp đảm.
Là kẻ có máu mặt trong khu vực, vợ chồng Việt mở cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi và tổ chức đòi nợ thuê rồi dần chuyển sang tổ chức đánh cờ bạc bịp.
Để thực hiện hành vi của mình, Việt tập hợp một đội ngũ đàn em chuyên làm nhiệm vụ cò mồi, chúng về tận các xã để dò hỏi và theo dõi những người có tiền, những người mới bán đất, vay vốn ngân hàng về làm ăn hoặc những người có máu cờ bạc để kết bạn, chơi thân.
Trong quãng thời gian này, chúng thường xuyên qua lại, liên lạc rồi rủ các “con mồi” đi ăn chơi nhậu nhẹt, thậm chí kết nghĩa anh em để tạo sự tin tưởng.
Khi đã làm cho “con mồi” mất cảnh giác, chúng rủ nhau đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa. Ban đầu, chúng giả vờ thua để kích thích sự hăng máu của người chơi, nhưng về sau nạn nhân càng chơi thì càng lỗ bởi chúng giở trò ăn gian.
Theo đó, bộ bát sứ và xúc xắc được dùng trong trò chơi đã được Việt và đồng bọn gắn chíp, kết nối với điện thoại di động tạo thành bộ đồ nghề chơi xóc đĩa "bịp". Qua màn hình điện thoại chúng biết kết quả của việc xóc đĩa nên khiến con bạc thua cháy túi sau mỗi lần sát phạt.
Sau mỗi lần “con mồi” bị thua, chúng đưa tiền cho vay và chúng chỉ cho những người này đến cắm xe, vay tiền ở chỗ Việt “què” với lãi suất cắt cổ để gỡ gạc. Việt “què” và đám đàn em tỏ ra không quen biết khiến các con bạc tin tưởng thế chấp vay tiền.
Nhưng càng vay, các con bạc lại càng xoáy sâu vào vòng xoáy nợ nần khi canh bạc đã được điều chỉnh mà không hề hay biết.
Cho đến khi “con mồi” hết tiền, bọn chúng ép viết giấy bán nhà, cầm cố sổ đỏ, xe ô tô và xe máy rồi hôm sau kéo người đến gia đình nạn nhân đòi nợ, nhà nào không có chúng đánh đập, ném đá vào nhà cho đến lúc phải trả thì thôi. Điều đáng nói là sau khi trả tiền, các con bạc mới biết mình bị lừa nhưng sợ hãi và không dám trình báo công an.
Gây án
Sử dụng thủ đoạn trên, từ tháng 7 đến tháng 11/2012, nhóm đàn em của Việt “què” gồm: Chu Văn Trường (SN 1993); Chu Viết Thành (SN 1988); Chu Mạnh Sơn (SN 1993) cùng ở thôn Duyên Lãm, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Phùng Anh Tuấn (SN 1986; Lương Tuấn Kha (SN 1992); Hà Đạt Hùng (tức Dũng “bò liếm”, SN 1978); Chu Viết Thành (SN 1988) cùng ở Vỹ Thụy, xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội) đã lừa 3 nạn nhân ở huyện Ba Vì, Hà Nội đến nhà Việt “què” và Hà Đạt Hùng để đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
Tại đây, nhóm người đã đánh bạc bịp làm các nạn nhân phải thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mượn ô tô, xe máy cắm và hẹn ngày phải trả tiền.
Cụ thể, sau khi kết bạn và chơi thân, ngày 12/7/2012, Trường, Kha và Hùng rủ anh Nguyễn Văn Thắng (SN 1984 ở thôn Duyên Lãm, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) đến nhà Hùng để đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa. Khi chơi dùng thủ đoạn đánh bạc bịp (sử dụng bát có gắn camera có màn hình theo dõi).
Do anh Thắng không có tiền nên Hùng đã cho anh Thắng vay nhiều lần với tổng số tiền 15 triệu đồng, anh Thắng chơi bị thua hết.
Thắng tiếp tục vay tiếp 30 triệu, trả cho Dũng 15 triệu số còn lại tiếp tục ngồi đánh bạc. Đến khi nghỉ không đánh bạc nữa thì còn lại 4 triệu và trả cho Hùng. Hùng bắt viết giấy vay tiền của Hùng là 26 triệu.
Tiếp đó đến ngày 16/7/2012, Trường, Dũng và một người nữa chưa rõ tên là bạn của Dũng lại rủ anh Thắng đến nhà Dũng đề chơi cờ bạc tiếp. Do Thắng không có tiền nên Hùng đã cho vay 8 lần tổng số tiền 54 triệu. Tất nhiên, anh Thắng chơi và bị thua hết.
Sau đó Hùng bắt viết giấy nợ Hùng 80 triệu (kể cả số tiền vay ngày 12/7/2012 gộp lại) rồi cùng Kha đưa anh Thắng về gặp mẹ yêu cầu trả tiền.
Tại đây, nhóm người đã dọa nạt và bắt mẹ Thắng trả nợ, sau 2 ngày nếu không trả sẽ đánh Thắng. Sợ hãi trước lời dọa nạt, gia đình Thắng đã phải đi vay để trả.
Tiếp đó, qua nguồn tin mà nhóm đàn em của Việt “què” thu thập được, chúng biết anh Quách Văn Sỹ (SN 1971 ở Đông Cao, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) có nhu cầu vay tiền để trả nợ ngân hàng nên cà kê làm quen và rủ anh Sỹ đánh bạc để “kiếm tiền trả nợ”.
Ngày 17/7/2012, Trường và Phan Duy Ngọc Độ (SN 1986, ở Thụy Phiêu, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) rủ anh Sỹ đến nhà Sở (Việt Què) để vay tiền và gặp Hùng.
Tại nhà Sở, Độ, Trường, Hùng đã rủ anh Sỹ cùng chơi bạc bịp làm cho anh Sỹ thua, phải vay tiền Hùng nhiều lần, tổng số tiền là 200 triệu đồng và bắt viết giấy vay tiền.
Ngày hôm sau Sở, Hùng, Trường, Độ đưa cho anh Sỹ 30 triệu đồng để trả nợ ngân hàng, 30 triệu để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà anh Sỹ đã thế chấp tại đây và ép anh Sỹ viết giấy nợ 230 triệu đồng.
Đến ngày 9/8/2012, anh trai anh Sỹ đã phải trả cho Sở số tiền 230 triệu đồng vì bị chúng bắt ép, dọa nạt.
Cũng với thủ đoạn trên, ngày 20/11/2012, Trường, Sơn, Long, Kha và Nguyễn Công Chức (trú tại Đông Cao, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) rủ anh Hà Văn Mạnh (SN 1993, ở thôn Yên Khoái, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) đi đánh bạc (xóc đĩa) tại ngôi nhà trên đồi cây thuộc thôn Duyên Lãm, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội.
Nhóm Kha, Sơn, Trường, Long, Chức đã dùng thủ đoạn đánh bạc bịp (sử dụng bộ bát đĩa có gắn chip camera, màn hình hiển thị…) với anh Mạnh.
Chúng cho anh Mạnh vay tiền Kha nhiều lần với tổng số tiền là 200 triệu đồng và đều chơi thua hết. Sau đó Kha đã đưa anh Mạnh đến nhà Việt “què” để cầm chiếc xe máy Honda PCX (mượn được của Hùng) lấy 60 triệu đóng trả cho Kha.
Ngoài ra, Kha còn yêu cầu anh Mạnh viết một giấy vay Kha số tiền 60 triệu đồng rồi đến gia đình anh Mạnh gây sức ép, dùng chân tay đấm đá, dùng gạch đá ném vào mái ngói buộc gia đình nhà anh Mạnh trả cho Sở số tiền 100 triệu đồng.
Theo Trung tá Thái, đó mới chỉ là 3 bị hại đã được làm rõ, thực tế chúng đã lừa đảo và chiếm đoạt được tiền của rất nhiều người, nhiều gia đình phải bán nhà, bán xe, vay ngân hàng và thậm chí là bán trâu, bò, lợn gà… chắt nhặt từng đồng để trả nợ. Nhiều gia đình đã xảy ra cảnh tan nát, mâu thuẫn chỉ vì bị lừa đảo bởi trò cờ bạc bịp của Việt “què” và đồng bọn.
Sa lưới
Nhận định đây là vụ án chiếm đoạn tài sản được thực hiện với thủ đoạn tinh vi, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân vùng Sơn Tây, Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung, dù các nạn nhân sợ hãi không trình báo nhưng lãnh đạo phòng PC45 và đội 13 đã chủ động cử trinh sát theo dõi, thu thập tài liệu chứng cứ để lôi nhóm giang hồ ra trước ánh sáng.
Sau một thời gian dài điều tra, đầu tháng 9/2013, Phòng PC45 đã tóm gọn Việt “què” và đồng bọn. Khi bị tóm, Việt “què” vẫn giả ngu giả ngơ trước mặt các điều tra viên khi hỏi vặn “tại sao các anh lại bắt em, em có làm gì đâu”.
Trong khi lấy lời khai, Việt vẫn cứng đầu khi chỉ thừa nhận đó là hành vi cho vay và cầm cố khi nạn nhân tự nguyện tìm đến, không thừa nhận có quen biết với nhóm đàn em… Tuy nhiên, trước những chứng cứ sắc bén của cơ quan điều tra, Việt và đồng bọn đã phải cúi đầu nhận tội.
“Sau khi Việt và đồng bọn bị bắt, hàng chục bị hại ở Sơn Tây và Ba Vì hay tin mới dám lên trình báo, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án để làm rõ tội danh của từng đối tượng. Từ khi Việt và nhóm đàn em thân cận bị bắt, tình hình ở khu vực trên đã được ổn định” – Trung tá Cao Văn Thái vui mừng.
“Anh vừa mới xuống địa bàn Ba Vì và Sơn Tây củng cố chứng cứ, gặp mấy người bạn thân vui mừng cho biết, công an thành phố coi như đã "bình định" được đất Sơn Tây sau khi bắt giữ tên Việt "què. Họ không biết là mình trực tiếp tham gia chuyên án nên kể chuyện rất rôm rả về việc này”.
Tên “trùm xã hội đen” khét tiếng và thủ đoạn ma mãnh
Nhấp chén trà đặc trên môi, Trung tá Thái kể, Việt “què” tên thật là Phạm Quang Sở (SN 1982, trú tại số 39 Vị Thủy, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), từng có tiền án tiền sự và là một nhân vật nổi tiếng trong giới giang hồ ở Hà Nội nói chung và vùng Sơn Tây, Ba Vì nói riêng.
Việt ‘què’ dáng người nhỏ nhắn, mặt mũi không bặm trợn, xăm trổ như những đàn anh đàn chị khác song hắn được biết đến với những thủ đoạn làm ăn tinh vi, tàn độc và có nhiều đàn em. Biệt danh Việt “què” được đặt sau khi hắn bị tai nạn, phải đi tập tễnh.
Cũng từ đây, Việt “què” là cái tên mà mỗi khi nhắc đến, người dân khắp Sơn Tây, Ba Vì đều cảm thấy khiếp đảm.
Là kẻ có máu mặt trong khu vực, vợ chồng Việt mở cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi và tổ chức đòi nợ thuê rồi dần chuyển sang tổ chức đánh cờ bạc bịp.
Việt "què" trong một lần bị cảnh sát 141 Hà Nội kiểm tra.
Để thực hiện hành vi của mình, Việt tập hợp một đội ngũ đàn em chuyên làm nhiệm vụ cò mồi, chúng về tận các xã để dò hỏi và theo dõi những người có tiền, những người mới bán đất, vay vốn ngân hàng về làm ăn hoặc những người có máu cờ bạc để kết bạn, chơi thân.
Trong quãng thời gian này, chúng thường xuyên qua lại, liên lạc rồi rủ các “con mồi” đi ăn chơi nhậu nhẹt, thậm chí kết nghĩa anh em để tạo sự tin tưởng.
Khi đã làm cho “con mồi” mất cảnh giác, chúng rủ nhau đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa. Ban đầu, chúng giả vờ thua để kích thích sự hăng máu của người chơi, nhưng về sau nạn nhân càng chơi thì càng lỗ bởi chúng giở trò ăn gian.
Theo đó, bộ bát sứ và xúc xắc được dùng trong trò chơi đã được Việt và đồng bọn gắn chíp, kết nối với điện thoại di động tạo thành bộ đồ nghề chơi xóc đĩa "bịp". Qua màn hình điện thoại chúng biết kết quả của việc xóc đĩa nên khiến con bạc thua cháy túi sau mỗi lần sát phạt.
Sau mỗi lần “con mồi” bị thua, chúng đưa tiền cho vay và chúng chỉ cho những người này đến cắm xe, vay tiền ở chỗ Việt “què” với lãi suất cắt cổ để gỡ gạc. Việt “què” và đám đàn em tỏ ra không quen biết khiến các con bạc tin tưởng thế chấp vay tiền.
Bộ đồ đánh bạc xóc đĩa có gắn chip camera của Việt "què" và đồng bọn.
Nhưng càng vay, các con bạc lại càng xoáy sâu vào vòng xoáy nợ nần khi canh bạc đã được điều chỉnh mà không hề hay biết.
Cho đến khi “con mồi” hết tiền, bọn chúng ép viết giấy bán nhà, cầm cố sổ đỏ, xe ô tô và xe máy rồi hôm sau kéo người đến gia đình nạn nhân đòi nợ, nhà nào không có chúng đánh đập, ném đá vào nhà cho đến lúc phải trả thì thôi. Điều đáng nói là sau khi trả tiền, các con bạc mới biết mình bị lừa nhưng sợ hãi và không dám trình báo công an.
Gây án
Sử dụng thủ đoạn trên, từ tháng 7 đến tháng 11/2012, nhóm đàn em của Việt “què” gồm: Chu Văn Trường (SN 1993); Chu Viết Thành (SN 1988); Chu Mạnh Sơn (SN 1993) cùng ở thôn Duyên Lãm, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Phùng Anh Tuấn (SN 1986; Lương Tuấn Kha (SN 1992); Hà Đạt Hùng (tức Dũng “bò liếm”, SN 1978); Chu Viết Thành (SN 1988) cùng ở Vỹ Thụy, xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội) đã lừa 3 nạn nhân ở huyện Ba Vì, Hà Nội đến nhà Việt “què” và Hà Đạt Hùng để đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
Tại đây, nhóm người đã đánh bạc bịp làm các nạn nhân phải thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mượn ô tô, xe máy cắm và hẹn ngày phải trả tiền.
Cụ thể, sau khi kết bạn và chơi thân, ngày 12/7/2012, Trường, Kha và Hùng rủ anh Nguyễn Văn Thắng (SN 1984 ở thôn Duyên Lãm, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) đến nhà Hùng để đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa. Khi chơi dùng thủ đoạn đánh bạc bịp (sử dụng bát có gắn camera có màn hình theo dõi).
Do anh Thắng không có tiền nên Hùng đã cho anh Thắng vay nhiều lần với tổng số tiền 15 triệu đồng, anh Thắng chơi bị thua hết.
Thắng tiếp tục vay tiếp 30 triệu, trả cho Dũng 15 triệu số còn lại tiếp tục ngồi đánh bạc. Đến khi nghỉ không đánh bạc nữa thì còn lại 4 triệu và trả cho Hùng. Hùng bắt viết giấy vay tiền của Hùng là 26 triệu.
Tiếp đó đến ngày 16/7/2012, Trường, Dũng và một người nữa chưa rõ tên là bạn của Dũng lại rủ anh Thắng đến nhà Dũng đề chơi cờ bạc tiếp. Do Thắng không có tiền nên Hùng đã cho vay 8 lần tổng số tiền 54 triệu. Tất nhiên, anh Thắng chơi và bị thua hết.
Nhóm đàn em của Việt bị bắt giữ.
Sau đó Hùng bắt viết giấy nợ Hùng 80 triệu (kể cả số tiền vay ngày 12/7/2012 gộp lại) rồi cùng Kha đưa anh Thắng về gặp mẹ yêu cầu trả tiền.
Tại đây, nhóm người đã dọa nạt và bắt mẹ Thắng trả nợ, sau 2 ngày nếu không trả sẽ đánh Thắng. Sợ hãi trước lời dọa nạt, gia đình Thắng đã phải đi vay để trả.
Tiếp đó, qua nguồn tin mà nhóm đàn em của Việt “què” thu thập được, chúng biết anh Quách Văn Sỹ (SN 1971 ở Đông Cao, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) có nhu cầu vay tiền để trả nợ ngân hàng nên cà kê làm quen và rủ anh Sỹ đánh bạc để “kiếm tiền trả nợ”.
Ngày 17/7/2012, Trường và Phan Duy Ngọc Độ (SN 1986, ở Thụy Phiêu, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) rủ anh Sỹ đến nhà Sở (Việt Què) để vay tiền và gặp Hùng.
Tại nhà Sở, Độ, Trường, Hùng đã rủ anh Sỹ cùng chơi bạc bịp làm cho anh Sỹ thua, phải vay tiền Hùng nhiều lần, tổng số tiền là 200 triệu đồng và bắt viết giấy vay tiền.
Ngày hôm sau Sở, Hùng, Trường, Độ đưa cho anh Sỹ 30 triệu đồng để trả nợ ngân hàng, 30 triệu để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà anh Sỹ đã thế chấp tại đây và ép anh Sỹ viết giấy nợ 230 triệu đồng.
Đến ngày 9/8/2012, anh trai anh Sỹ đã phải trả cho Sở số tiền 230 triệu đồng vì bị chúng bắt ép, dọa nạt.
Cũng với thủ đoạn trên, ngày 20/11/2012, Trường, Sơn, Long, Kha và Nguyễn Công Chức (trú tại Đông Cao, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) rủ anh Hà Văn Mạnh (SN 1993, ở thôn Yên Khoái, Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) đi đánh bạc (xóc đĩa) tại ngôi nhà trên đồi cây thuộc thôn Duyên Lãm, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội.
Nhóm Kha, Sơn, Trường, Long, Chức đã dùng thủ đoạn đánh bạc bịp (sử dụng bộ bát đĩa có gắn chip camera, màn hình hiển thị…) với anh Mạnh.
Chúng cho anh Mạnh vay tiền Kha nhiều lần với tổng số tiền là 200 triệu đồng và đều chơi thua hết. Sau đó Kha đã đưa anh Mạnh đến nhà Việt “què” để cầm chiếc xe máy Honda PCX (mượn được của Hùng) lấy 60 triệu đóng trả cho Kha.
Việt "què" (phải) tại cơ quan công an.
Ngoài ra, Kha còn yêu cầu anh Mạnh viết một giấy vay Kha số tiền 60 triệu đồng rồi đến gia đình anh Mạnh gây sức ép, dùng chân tay đấm đá, dùng gạch đá ném vào mái ngói buộc gia đình nhà anh Mạnh trả cho Sở số tiền 100 triệu đồng.
Theo Trung tá Thái, đó mới chỉ là 3 bị hại đã được làm rõ, thực tế chúng đã lừa đảo và chiếm đoạt được tiền của rất nhiều người, nhiều gia đình phải bán nhà, bán xe, vay ngân hàng và thậm chí là bán trâu, bò, lợn gà… chắt nhặt từng đồng để trả nợ. Nhiều gia đình đã xảy ra cảnh tan nát, mâu thuẫn chỉ vì bị lừa đảo bởi trò cờ bạc bịp của Việt “què” và đồng bọn.
Sa lưới
Nhận định đây là vụ án chiếm đoạn tài sản được thực hiện với thủ đoạn tinh vi, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân vùng Sơn Tây, Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung, dù các nạn nhân sợ hãi không trình báo nhưng lãnh đạo phòng PC45 và đội 13 đã chủ động cử trinh sát theo dõi, thu thập tài liệu chứng cứ để lôi nhóm giang hồ ra trước ánh sáng.
Sau một thời gian dài điều tra, đầu tháng 9/2013, Phòng PC45 đã tóm gọn Việt “què” và đồng bọn. Khi bị tóm, Việt “què” vẫn giả ngu giả ngơ trước mặt các điều tra viên khi hỏi vặn “tại sao các anh lại bắt em, em có làm gì đâu”.
Trong khi lấy lời khai, Việt vẫn cứng đầu khi chỉ thừa nhận đó là hành vi cho vay và cầm cố khi nạn nhân tự nguyện tìm đến, không thừa nhận có quen biết với nhóm đàn em… Tuy nhiên, trước những chứng cứ sắc bén của cơ quan điều tra, Việt và đồng bọn đã phải cúi đầu nhận tội.
“Sau khi Việt và đồng bọn bị bắt, hàng chục bị hại ở Sơn Tây và Ba Vì hay tin mới dám lên trình báo, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án để làm rõ tội danh của từng đối tượng. Từ khi Việt và nhóm đàn em thân cận bị bắt, tình hình ở khu vực trên đã được ổn định” – Trung tá Cao Văn Thái vui mừng.
Theo VTC