Ngày 6/11, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này đang điều trị cho bé N.Đ.K (3 tuổi, ngụ tại Bến Tre).
Theo lời người nhà, bé K sau khi đi chơi về nhà, thấy chai nước để trên bàn nên lấy uống. Không may người nhà lại đựng hóa chất chống thấm ghe xuồng trong chai đó. Thấy trẻ ho sặc sụa, nôn ói. Người nhà tự móc họng cho trẻ nôn ra. Khi thấy trẻ bớt ói, gia đình không đưa đi bệnh viện mà để ở nhà 2 ngày để theo dõi.
Trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch
Lúc này, trẻ bắt đầu ăn không được cơm, nuốt nghẹn, rồi không ăn được cháo, uống sữa lại ói ra nên được vào bệnh viện huyện, chuyển bệnh viện tỉnh chẩn đoán ngộ độc hóa chất và chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, ghi nhận trẻ lừ đừ, than đau rát ngực bụng. Các bác sĩ thăm khám và liên hệ với người nhà mua hóa chất, được thông báo là loại dung dịch Methyl Ethyl Ketone Peroxide, dùng để pha chế với một loại hóa chất khác để trét ghe xuồng ở những vị trí có khe hở, xì dò… để ghe xuồng không bị thấm nước khi đi vào hoạt động.
Theo các bác sĩ, đây là một loại hóa chất oxid hóa mạnh, gây ăn mòn nặng làm tổn thương da đặc biệt là niêm mạc đường thở, đường tiêu hóa, gây chít hẹp. Ngoài ra độc chất còn vào máu gây tổn thương gan, thận, phổi, não…
Ngay lập tức, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã hội chẩn chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, tiêu hóa nội soi, phát hiện trẻ bị tổn thương loét chít hẹp ở 1/3 giữa thực quản, loét chít hẹp ở đoạn đầu tá tràng nên được đặt một ống thông mũi - thực quản - dạ dày - tá tràng qua chỗ hẹp để vừa nong không cho tổn thương đường tiêu hóa chít hẹp thêm, vừa để nuôi ăn qua ống thông này để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Sau một tháng điều trị, trẻ dần hồi phục và được xuất viện (ảnh: BVCC)
Xét nghiệm máu ghi nhận trẻ có tổn thương gan nặng (men gan > 1000 đv/L, bình thường < 40="" đv/l),="" đặc="" biệt="" xét="" nghiệm="" độc="" chất="" cho="" thấy="" nồng="" độ="" hoạt="" chất="" methyl="" ethyl="" ketone="" trong="" máu="" tăng="" cao="" 5,01mg/l="" (bình="" thường="" không="" có="" hoạt="" chất="" này="" trong="" máu),="" trẻ="" được="" điều="" trị="" truyền="" thuốc="" giải="" độc,="" chống="" oxid="" hóa="" là="" n="" acetyl="" cystein="" để="" hóa="" giải="" chất="" độc="" methyl="" ethyl="" ketone="" trong="" máu,="" để="" tránh="" gây="" tổn="" thương="" thêm="" gan,="" thận,="" phổi,="">
Sau hơn một tháng điều trị, trẻ phục hồi sức khỏe dần, nội soi thấy đường tiêu hóa bớt tổn thương, không còn chít hẹp, niêm mạc phục hồi, trẻ ăn cháo sữa qua đường miệng mà không bị ói, nghẹn, xét nghiệm không còn độc chất trong máu.
Trẻ được xuất viện và được hẹn tái khám để nội soi đường tiêu hóa kiểm tra.
Y văn trên thế giới ghi nhận không ít trường hợp tử vong do giai đoạn đầu không triệu chứng, nên người bệnh chủ quan không đến bệnh viện sớm.
“Qua trường hợp trên chúng tôi lưu ý đến quý phụ huynh, cẩn thận để hoá chất hay thuốc xa tầm với trẻ em, đặc biệt không nên đựng trong các chai lọ nước uống đóng chai vì trẻ sẽ tưởng nhầm là thức uống và uống phải gây hậu quả đáng tiếc có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu, xử trí thích hợp vì để lâu ở nhà đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương chít hẹp không ăn uống được ngay cả sữa và nước, rất khó khăn cho các bác sĩ phải phẫu thuật tái tạo đường tiêu hóa sau này”, BS Tiến khuyến cáo.
Theo Tiền Phong