Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi đến bệnh viện, bé đã có dấu hiệu tổn thương hô hấp cấp, toàn thân gồng giật, tím tái.

Trước tình huống khẩn, các bác sĩ đã lập tức đặt nội khí quản giúp thở, điều trị chống co gồng. Xét nghiệm cấp cứu khí máu động mạch ghi nhận bé bị thiếu oxy máu nặng, kết quả chụp X-quang phổi cũng cho thấy cả hai phổi đều bị tổn thương lan tỏa.

Cãi nhau với người nhà, cha chọc mù mắt con gái 9 tháng tuổi - Ảnh 1

Cùng với máy thở, các bác sĩ đã phối hợp điều chỉnh các rối loạn nước điện giải, toan kiềm và dùng kháng sinh điều trị viêm phổi hít. Kết quả sau hơn một tuần điều trị tình trạng của mới dần cải thiện.

"Khai thác bệnh sử, chúng tôi ghi nhận cách lúc nhập viện 3 giờ, bé được người nhà đút cháo cho ăn trong khi bé đang khóc. Ăn được vài muỗng thì bé ho sặc sụa, tím tái. Người nhà hút mũi miệng, sau đó đưa trẻ nhập bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển viện", bác sĩ Tiến cho biết.

Cho biết sặc cháo từng gây tử vong cho trẻ, bác sĩ Tiến khuyên phụ huynh và người trông trẻ không nên đút cho trẻ ăn khi bé đang khóc, mỗi lần cho trẻ từng ít một, vừa khả năng nhai nuốt của trẻ.

"Cần động viên, khuyến khích trẻ ăn, tránh hăm dọa đe nẹt khiến trẻ sợ vì khi ấy bé có thể mất phối hợp động tác nuốt gây sặc thức ăn vào đường thở. Ngoài ra, sau khi cho trẻ ăn xong cần để đầu cao, tránh cho trẻ hoạt động mạnh", bác sĩ Tiến khuyến cáo.



Theo Ngoisao