Theo 163, bộ phim Tây Du Ký được thực hiện từ năm 1982 trải qua nhiều khó khăn do thiếu thốn kinh phí, trang thiết bị. Đạo diễn nữ Dương Khiết là người đóng góp nhiều nhất cho thành công của mình. Nhưng bà lại chịu sự ghẻ lạnh, bội bạc của dàn diễn viên chính. Đây cũng là lý do khiến nữ đạo diễn không yêu đứa con do chính mình dày công sáng tạo.

Trong cuốn tự truyện Dương Khiết: 9981 khó khăn, đạo diễn Tây du ký đã kể về những khó khăn mà bà gặp phải khi làm phim.

Do thiếu kinh phí, nữ đạo diễn phải tự bỏ tiền túi ra để trả tiền ăn. Dự án quay được đến tập 11 thì hết tiền, Dương Khiết phải chạy vạy khắp nơi tìm nhà tài trợ. Cuối cùng, đoàn phim hợp tác với Cục kỹ thuật số 11 của Bộ đường sắt để hoàn thành 25 tập phim.

Bê bối lớn nhất đoàn phim Tây Du Ký 1986-1
Đạo diễn Dương Khiết hai lần bị báo cáo sai phạm trong quá trình quay Tây Du Ký

Trong thời gian tìm địa điểm thích hợp để làm bối cảnh, nhóm sản xuất đã đi khắp Trung Quốc khảo sát, nhưng lại bị báo cáo là sử dụng chi phí công để ăn chơi hưởng lạc. Chỉ đến khi ban thanh tra đến điều tra, những vất vả của đoàn phim mới được công chúng biết tới.

Tuy nhiên, những khó khăn đó không đáng kể so với sự phản bội của dàn diễn viên chính trong Tây Du Ký với đạo diễn Dương Khiết.

Theo đó, sau khi hoàn thành phần một của Tây du ký, dàn diễn viên đều nổi tiếng khắp thế giới, cả sự kiện bên Singapore cũng mời đoàn phim sang giao lưu. Tuy nhiên, khi đạo diễn Dương Khiết tập hợp mọi người lại để tập tiết mục văn nghệ thì Lục Tiểu Linh Đồng (đóng Tôn Ngộ Không), Mã Đức Hoa (vai Trư Bát Giới) và Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng) đồng loạt báo cáo ốm không thể dự sự kiện. Sự thật là họ được mời biểu diễn thương mại kiếm nhiều tiền hơn.

Đạo diễn Dương Khiết khi biết được sự việc đã tức giận phê bình dàn diễn viên chính. Nhưng cũng vì thế các diễn viên khó chịu, báo cáo lại với một giám đốc của đài truyền hình trung ương Trung Quốc lúc bấy giờ là Vương Phong.

Vương Phong và Dương Khiết vốn có mâu thuẫn, ông ta sử dụng quyền lực của mình, tuyên bố giải tán đoàn phim Tây du ký, nhưng thực tế vẫn giữ lại nhóm diễn viên chính, chỉ loại đạo diễn Dương Khiết.

Bê bối lớn nhất đoàn phim Tây Du Ký 1986-2
Dàn diễn viên Tây du ký theo bà kể thì không chỉ ham tiền bội ước với đạo diễn Dương Khiết, còn đâm sau lưng bà.

Nam ca sĩ Tưởng Đại Vỹ, người thể hiện ca khúc chủ đề của phim Tây du ký Xin hỏi đường ở phương nào? đã tức giận chỉ trích dàn diễn viên: "Sao các người có thể bạc tình vô ơn đến vậy. Nếu không có đạo diễn Dương Khiết, các ngươi có được như ngày hôm nay không?"

Bị đâm sau lưng, đạo diễn Dương Khiết vô cùng tức giận. Đến năm 1994, khi Tây du ký được lên kế hoạch sản xuất phần hai, lãnh đạo đài CCTV thấy không ai có thể đảm nhiệm vị trí đạo diễn ngoại trừ Dương Khiết nên quyết định mời bà quay trở lại. Vì để tiếp tục giữ vai diễn của mình, bốn thầy trò đã đến xin lỗi và quỳ gối trước đạo diễn Dương Khiết để hóa giải ân oán.

Song, nỗi đau còn mãi, năm 2011 khi trả lời phỏng vấn trong một chương trình truyền hình, Dương Khiết tâm sự: "Tôi không thấy vẻ vang về Tây du ký. Bộ phim chính là nỗi đau đớn mãi trong lòng của tôi. Mười năm sau khi phim phát sóng lần đầu, tôi không xem nó, bật tivi thấy Tây du ký là tôi chuyển kênh".

Bê bối lớn nhất đoàn phim Tây Du Ký 1986-3
Đạo diễn Dương Khiết tâm sự đau lòng khi bộ phim nổi tiếng nhưng bản thân lại bị gạt ra.

Năm 2017, khi đạo diễn Dương Khiết qua đời, Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa và dàn diễn viên Tây du ký đã tới viếng. Nhưng họ lại bị công chúng lên án bởi ngay trong lễ tang, các ngôi sao huyền thoại trả lời truyền thông và giới thiệu dự án mới của họ.

Bê bối lớn nhất đoàn phim Tây Du Ký 1986-4
Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không đến viếng Dương Khiết nhưng lại tranh thủ quảng bá cho phim mới của mình.

Theo Sohu, bộ phim Tây du ký 1986 được phát sóng lại hơn 4.000 lần giữ kỷ lục tác phẩm được chiếu lại nhiều nhất của Trung Quốc. Thời điểm công chiếu, tỷ suất khán giả của phim là 89,4%.

Tác phẩm giúp đạo diễn Dương Khiết được vinh danh là một trong 10 đạo diễn điện ảnh và truyền hình hàng đầu Trung Quốc trong thời đại mới (1978-1987). Tây du ký còn đoạt giải thưởng Kim Ưng dành cho Phim hay nhất. Bên cạnh đó, những câu chuyện hậu trường của đoàn phim cũng là chủ đề hấp dẫn khán giả.

Theo Tiền Phong