Đã 4 năm kể từ ngày gia đình đau đớn chuẩn bị tang lễ cho bé Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh (10 tuổi) sau khi nhập viện vì căn bệnh viêm não Nhật Bản quái ác. Những giây phút đau thương rồi vỡ òa hạnh phúc khi bé trở về kỳ diệu từ cõi chết vẫn được gia đình em kể lại thường xuyên.
Năm 2011, khi đang hồng hào khỏe mạnh, bé Hạnh bỗng nhiên ngất xỉu. Tưởng con cảm sốt, chị Nguyễn Thị Thương, mẹ bé Hạnh đưa con đến bệnh viện Nhân dân Gia Định tại TP HCM. Chị không ngờ rằng con mình đã nhiễm căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 60%, nếu sống sót cũng để lại di chứng thần kinh tâm thần phân liệt.
Nghe lời chẩn đoán của bác sĩ, cha mẹ bé ngã quỵ vì lúc này em đã chìm vào hôn mê sâu rơi vào trạng thái bất động. Sau 24 ngày sống thực vật, cơ thể em chỉ còn da bọc xương với 14 kg. Y bác sĩ cho biết, bé Hạnh đã không còn hy vọng.
Chị Nguyễn Thị Hương kể lại: “Đi tới Bệnh viện Nhi Đồng II thì cháu được cho thở máy. Gia đình chúng tôi năn nỉ bác sĩ hết lời để cứu cháu nhưng họ cũng bó tay. Bác sĩ khuyên chúng tôi đưa con về nhà để sum họp với anh em".
Gia đình chị Hương anh Châu đành kìm nén đau thương rút ống thở để giải thoát cho đứa con yểu mệnh, bất hạnh rồi trong nước mắt, họ chuẩn bị hậu sự tiễn em đi trong nhẹ nhàng, thanh thản.
Lương y nhớ lại: “Hôm đó tôi nghe gia đình báo là bé Hạnh bệnh viện trả về không chữa được nữa, tôi mới qua thăm và xem xét mạch cho bé. Sau khi thăm khám, tôi thấy bé dù rất nặng nhưng còn khả năng cứu chữa. Dù vậy, trước việc bé Hạnh đã ngưng thở, niềm tin ấy quá mong manh nên gia đình tiếp tục lo hậu sự cho em. Gia đình bên ngoại bé Hạnh lên Hóc Môn tìm người đào huyệt. Hòm quan tài cũng được đo đạc đưa đến nhà em cùng khăn tang, nhang đèn, cờ treo, giấy tiền vàng mã.
Mặc cho ngoài kia mọi người đã chuẩn bị tất cả cho tang lễ cho bé Mỹ Hạnh, bên trong căn phòng tối, chị Thương vẫn luôn túc trực bên con. Hình ảnh người mẹ gục đầu bên đứa con thơ bất hạnh van xin sự hồi sinh khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Thế nhưng, ít ai ngờ được, khi tới cửa ngõ của cái chết, bé Hạnh bỗng nhiên hồi sinh tới khó tin. Vào ngày thứ 2 sau khi được đưa về nhà, 6 tiếng sau khi rút ống thở, đứa trẻ đã 25 ngày bất động bỗng chớp chớp mi. Chị Thương kể: “Thấy con cựa quậy, tôi tưởng mình hoa mắt. Lát sau, tôi lại thấy miệng con giật giật, tay nhúc nhích nên hoảng hốt gọi mọi người. Mọi người chạy vào thì thấy mình mẩy cháu hồng hào trở lại. Khoảng 15 phút sau, cháu mở mắt ra, nhìn xung quanh nhưng không nói được".
Và không bỏ lỡ cơ hội chỉ một phần một triệu đó, lương y Phan Văn Sang lập tức châm cứu khai thông huyệt đạo cho bé Hạnh. “Tôi châm cứu, bấm huyệt, khai thông các huyệt đạo, kinh mạch. Bỗng nhiên, cháu bé khóc, bày tỏ sự đau đớn, sợ hãi qua nét mặt", ông Sang kể.
Hơn 20 năm nghiên cứu, thực hành kim châm và cũng có kinh nghiệm thực tế với nhiều bệnh nhân, nhưng bệnh nhân chết lâm sàng như bé Mỹ Hạnh là trường hợp đầu tiên, thách thức kinh nghiệm và bản lãnh của lương y Sang. Nửa giờ tiếp theo sau đó, bé Hạnh nhận ra mẹ và cất tiếng đòi ăn.
"Thấy con tỉnh lại vợ chồng tôi quá trời mừng. Xong rồi, Hạnh mới kêu: ‘Mẹ, con đói quá!’ nên tôi mới khuấy cháo ăn liền đút cho con ăn", người mẹ nói. Còn người cha thì chỉ ao ước, con mình khỏe mạnh, tự đi lại được là mừng.
Đã 4 năm kể từ cái ngày định mệnh bé Mỹ Hạnh giành chiến thắng trong cuộc chiến sinh tử để trở về từ cõi chết. Bé phục hồi một cách khó tin, hồng hào, khỏe mạnh, nhận biết và nói chuyện một cách tỉnh táo. Nhờ châm cứu Đông y, kết hợp điều trị Tây y, tập trị liệu, bé Hạnh đã từ nằm liệt đến di chuyển dần hai tay, cầm nắm tốt và đang chập chững tập đi. Tuy chân trái vẫn còn yếu nhưng với sự tập luyện kỳ diệu 80% và vẫn tiến triển tiếp theo rất lạc quan. Nụ cười đã trở lại với ngôi nhà đơn sơ nhưng ấm áp này.
Năm 2011, khi đang hồng hào khỏe mạnh, bé Hạnh bỗng nhiên ngất xỉu. Tưởng con cảm sốt, chị Nguyễn Thị Thương, mẹ bé Hạnh đưa con đến bệnh viện Nhân dân Gia Định tại TP HCM. Chị không ngờ rằng con mình đã nhiễm căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 60%, nếu sống sót cũng để lại di chứng thần kinh tâm thần phân liệt.
Nghe lời chẩn đoán của bác sĩ, cha mẹ bé ngã quỵ vì lúc này em đã chìm vào hôn mê sâu rơi vào trạng thái bất động. Sau 24 ngày sống thực vật, cơ thể em chỉ còn da bọc xương với 14 kg. Y bác sĩ cho biết, bé Hạnh đã không còn hy vọng.
Chị Nguyễn Thị Hương kể lại: “Đi tới Bệnh viện Nhi Đồng II thì cháu được cho thở máy. Gia đình chúng tôi năn nỉ bác sĩ hết lời để cứu cháu nhưng họ cũng bó tay. Bác sĩ khuyên chúng tôi đưa con về nhà để sum họp với anh em".
Gia đình chị Hương anh Châu đành kìm nén đau thương rút ống thở để giải thoát cho đứa con yểu mệnh, bất hạnh rồi trong nước mắt, họ chuẩn bị hậu sự tiễn em đi trong nhẹ nhàng, thanh thản.
Trong lúc đó, gia đình cũng báo tin tới lương y Phan Văn Sang, chuyên gia Đông y, phòng khám Tuệ Tĩnh, chùa Kỳ Quang (TP HCM).
Lương y nhớ lại: “Hôm đó tôi nghe gia đình báo là bé Hạnh bệnh viện trả về không chữa được nữa, tôi mới qua thăm và xem xét mạch cho bé. Sau khi thăm khám, tôi thấy bé dù rất nặng nhưng còn khả năng cứu chữa. Dù vậy, trước việc bé Hạnh đã ngưng thở, niềm tin ấy quá mong manh nên gia đình tiếp tục lo hậu sự cho em. Gia đình bên ngoại bé Hạnh lên Hóc Môn tìm người đào huyệt. Hòm quan tài cũng được đo đạc đưa đến nhà em cùng khăn tang, nhang đèn, cờ treo, giấy tiền vàng mã.
Mặc cho ngoài kia mọi người đã chuẩn bị tất cả cho tang lễ cho bé Mỹ Hạnh, bên trong căn phòng tối, chị Thương vẫn luôn túc trực bên con. Hình ảnh người mẹ gục đầu bên đứa con thơ bất hạnh van xin sự hồi sinh khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Thế nhưng, ít ai ngờ được, khi tới cửa ngõ của cái chết, bé Hạnh bỗng nhiên hồi sinh tới khó tin. Vào ngày thứ 2 sau khi được đưa về nhà, 6 tiếng sau khi rút ống thở, đứa trẻ đã 25 ngày bất động bỗng chớp chớp mi. Chị Thương kể: “Thấy con cựa quậy, tôi tưởng mình hoa mắt. Lát sau, tôi lại thấy miệng con giật giật, tay nhúc nhích nên hoảng hốt gọi mọi người. Mọi người chạy vào thì thấy mình mẩy cháu hồng hào trở lại. Khoảng 15 phút sau, cháu mở mắt ra, nhìn xung quanh nhưng không nói được".
Và không bỏ lỡ cơ hội chỉ một phần một triệu đó, lương y Phan Văn Sang lập tức châm cứu khai thông huyệt đạo cho bé Hạnh. “Tôi châm cứu, bấm huyệt, khai thông các huyệt đạo, kinh mạch. Bỗng nhiên, cháu bé khóc, bày tỏ sự đau đớn, sợ hãi qua nét mặt", ông Sang kể.
Hơn 20 năm nghiên cứu, thực hành kim châm và cũng có kinh nghiệm thực tế với nhiều bệnh nhân, nhưng bệnh nhân chết lâm sàng như bé Mỹ Hạnh là trường hợp đầu tiên, thách thức kinh nghiệm và bản lãnh của lương y Sang. Nửa giờ tiếp theo sau đó, bé Hạnh nhận ra mẹ và cất tiếng đòi ăn.
Sau 4 năm kiên trì, hiện bé Hạnh đã khỏe mạnh, nói chuyện tỉnh táo, hai tay cầm nắm tốt và đang tập đi.
"Thấy con tỉnh lại vợ chồng tôi quá trời mừng. Xong rồi, Hạnh mới kêu: ‘Mẹ, con đói quá!’ nên tôi mới khuấy cháo ăn liền đút cho con ăn", người mẹ nói. Còn người cha thì chỉ ao ước, con mình khỏe mạnh, tự đi lại được là mừng.
Đã 4 năm kể từ cái ngày định mệnh bé Mỹ Hạnh giành chiến thắng trong cuộc chiến sinh tử để trở về từ cõi chết. Bé phục hồi một cách khó tin, hồng hào, khỏe mạnh, nhận biết và nói chuyện một cách tỉnh táo. Nhờ châm cứu Đông y, kết hợp điều trị Tây y, tập trị liệu, bé Hạnh đã từ nằm liệt đến di chuyển dần hai tay, cầm nắm tốt và đang chập chững tập đi. Tuy chân trái vẫn còn yếu nhưng với sự tập luyện kỳ diệu 80% và vẫn tiến triển tiếp theo rất lạc quan. Nụ cười đã trở lại với ngôi nhà đơn sơ nhưng ấm áp này.
Theo Ngoisao