Một nam giới và một con chó quan sát bên ngoài qua cửa sổ của trại giam La Joya
tại thủ đô của Panama. Điều kiện sống tồi tệ ở đây từng là
tâm điểm của giới truyền thông địa phương.


Vì số lượng tù nhân lớn hơn khả năng chứa của trại giam, ban quản lý La Joya
 phải dựng nhiều ngôi nhà tạm để giam những người đang chờ xét xử.


Phụ nữ sống chung với nam giới là cảnh tượng khá quen thuộc trong những
khu nhà tạm của trại giam La Joya.
 

Một tù nhân tắm bên ngoài một buồng giam.


Juan Carlos Arauz, một nghị sĩ Panama, nói rằng luật pháp nước này quy định thời hạn
giam tối đa đối với những người chờ xét xử, song nhà chức trách thường phớt lờ luật.
Theo ông, khoảng 60% tù nhân trong trại La Joya đang chờ ngày ra tòa.


"Mơ ước duy nhất của tôi là lĩnh án", Alvis Javier - người đã phải chờ phiên xử tới
6 năm nói.

Carlos Fuentes, một nam giới đang chờ xét xử, đã sống trong La Joya gần 2 năm.
"Rất nhiều người lâm vào tình cảnh giống như tôi", anh ta nói.


Miguel Lopez, một tù nhân nhiễm HIV, nấu thức ăn trong khu nhà tạm.


Một người đàn ông Hà Lan ngồi trong khu dành cho người nước ngoài.


Cửa hàng tạp hóa trong khu dành cho người nước ngoài của trại giam La Joya.


Ban quản lý trại giam cho phép phạm nhân được nuôi chó, mèo.


Robert Maximiliam, một tù nhân mang hai quốc tịch Ba Lan và Canada,
chăm sóc cây trong khu vực dành cho tù nhân ngoại quốc.


"Tôi là thầy thuốc, tôi chữa bệnh bằng cây cỏ. Họ mắc sai lầm khi bắt tôi vào đây.
Ai đó bỏ ma túy vào túi của tôi ở sân bay, nhưng họ cáo buộc tôi buôn ma túy",
Robert nói.


Nhà vệ sinh trong khu dành cho người nước ngoài khá chật chội
vì tù nhân phải để xô, quần áo và những đồ vật khác trong đó.


Angel Hurtado, một tù nhân 23 tuổi, ở trong khu dành cho người chuyển giới.
 Anh ta vào tù vì cướp tài sản. "Tôi rất ân hận vì hành động ngu ngốc,
nhất là khi cuộc sống ở đây cực kỳ tồi tệ", Angel tâm sự.
Theo Zing