Thành phố Huntington, hạt Cabell, bang West Virginia được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" giữa lòng nước Mỹ. Những cư dân sinh sống tại đây, bao gồm cả người già, người trẻ cho tới thế hệ thanh thiếu niên đều rơi vào trạng thái nghiện thuốc triền miên.
Thậm chí, những đứa trẻ sơ sinh cũng không nằm ngoại lệ. Chúng trở nên yếu ớt, hay khóc và thường xuyên vật vã bởi thiếu hương vị quen thuộc của heroin - thứ mà các bà mẹ trẻ vẫn thường hay sử dụng trong thời kì mang thai.
Số phận bi đát của những em bé "nghiện" heroin
Sara Murray là một y tá kỳ cựu ở bệnh viện Cabell Huntington Hospital. Hiện cô đang chăm sóc hơn 20 đứa bé trong khu vực dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, Sara lại cảm thấy mệt mỏi và quá bất lực trước tình trạng của những sinh linh bé bỏng ấy.
Mỗi ngày, cô đều phải đối mặt với tiếng gào thét thất thanh từ các em nhỏ đáng thương trong phòng điều trị. Dù mới vài ngày tuổi, song chúng đã bắt đầu run rẩy và liên tục nôn mửa suốt nhiều ngày liền.
Theo y tá Sara, nhiều bà mẹ nghiện ngập cũng thường xuyên say rượu hay sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ hoặc thuốc chống động kinh trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, đa phần các em bé trên đều phải chịu đựng một số ảnh hưởng mang tính lâu dài về hệ thần kinh.
Đã hai năm nay, khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh của Sara Murray luôn rơi vài tình trạng quá tải với số bệnh nhi điều trị thường tăng gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi so với bản thiết kế ban đầu.
Trong những năm gần đây, cứ 10 trẻ em được sinh ra tại bệnh viện này thì có tới một bé mang dấu hiệu thèm thuốc – có thể là heroin, cocaine, thuốc phiện hay sự kết hợp của nhiều loại ma túy khác nhau.
Những con số trên phản ánh một thực tế đáng giật mình tại thành phố của Sara Muray: Khoảng 25% dân số ở đây đang sống phụ thuộc vào một loại chất gây nghiện hoặc các hợp chất khác có nguồn gốc từ thuốc phiện. Và bang West Virginia đang dẫn đầu về tỷ lệ người chết do dùng thuốc quá liều cao nhất nước Mỹ.
Gần như tất cả người dân tại thành phố Huntington đều là nạn nhân của đại dịch ma túy.
Đó là những ông bố, bà mẹ phải chứng kiến hình ảnh con mình nằm trong chiếc quan tài lạnh lẽo. Đó là những đứa trẻ phải ngước nhìn cảnh tượng người thân chìm đắm trong cơn phê thuốc triền miên, hoặc một ngày thấy họ rời đi và không bao giờ trở lại.
Kinh khủng hơn, chúng còn vô tình trở thành một "con nghiện nhí" ngay từ khi mới lọt lòng.
Và khi cô Sara đang nỗ lực chăm sóc cho những sinh linh vô tội, nhằm giúp các bé có thể giảm bớt sự đau đớn, khó chịu và sớm trở lại với cuộc sống bình thường thì cha mẹ chúng lại không có ở đây. Rất có thể họ đang nằm trong một căn hộ tồi tàn hay một góc phố nào đó để ngất ngây trong cơn phê thuốc của mình.
Vấn nạn sử dụng thuốc quá liều và cái kết đã được báo trước
Đầu giờ chiều, David McClure, hộ lý làm việc cho Trung tâm cấp cứu hạt Cabell đã có mặt tại hiện trường của một vụ tai nạn giao thông. Đó là một chiếc xe hơi mất lái, tông thẳng vào dải phân cách trước khi dừng lại ngay giữa đường.
Khi tới gần chiếc xe, David vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy một cô gái khoảng hơn 20 tuổi ngồi gục trước bánh lái, trong khi nước dãi đang chảy ra từ miệng cùng hơi thở ngày càng yếu ớt.
Sau khi thăm khám lâm sàng, anh đã kết luận cô gái trên bị mất phương hướng do sử dụng chất kích thích quá liều. Ngoài ra, chiếc bơm kim tiêm đang nằm lăn lóc trên đùi nạn nhân cũng là bằng chứng rõ nét nhất cho hành vi nghiện ngập của thiếu nữ trẻ.
Đây chỉ là một hình ảnh bình thường mà David McClure và đồng nghiệp phải chứng kiến hằng ngày. Thậm chí, họ cũng từng bắt gặp nhiều thanh niên đang nằm gục trong một góc tối hay những ông bố, bà mẹ nằm chết ngất ngay bên cạnh đứa con nhỏ còn chưa biết đi.
David McClure đã cứu sống hàng nghìn trường hợp dùng thuốc quá liều trong sự nghiệp y học mình, nhưng chưa bao giờ nhận được một lời cảm ơn nào hết. Đôi khi, anh còn bị phàn nàn vì đã làm hỏng cơn phê thuốc của họ.
Lúc này, David chỉ có vài phút để cứu sống tính mạng của cô gái kia. Anh và đồng nghiệp nhanh chóng đeo mặt nạ thở cho bệnh nhân rồi vội vã đưa cô lên xe cứu thương. Khi chiếc xe đang chạy, ho cố gắng tìm kiếm một tĩnh mạch còn dùng được trên tay cô gái và tiêm một liều naloxone – loại thuốc chống quá liều được dùng để cứu sống những con nghiện đang trên bờ sinh tử.
Vài phút sau, cô gái đã bắt đầu đầu tỉnh lại, đúng lúc chiếc xe cứu thương kịp dừng đỗ bên ngoài bệnh viện Cabell Huntington Hospital. Chưa kịp có thời gian nghỉ ngơi, chiếc xe cấp cứu ấy lại nhận được yêu cầu điều động, có thể là tới hiện trường của một vụ dùng thuốc quá liều khác.
Tại thành phố Huntington, người ta có thể không biết ai là tổng thống thứ 39 của Mỹ, nhưng hầu như ai cũng biết Narcan là thứ gì. Bởi đây là tên thương hiệu phổ biến nhất của naloxone – thứ thuốc chuyên dùng để cứu sống những ca bị sốc thuốc.
Thậm chí, "bị Narcan" còn được sử dụng như một cụm từ "lịch sự" để chỉ việc dùng thuốc quá liều tại thành phố Huntington.
Ngay khi David McClure đang mải cứu sống cô gái trẻ kia thì một đồng nghiệp khác của anh, Derrick Ray cũng tới bên ngoài một khu nhà được miêu tả là "có thương vong lớn".
Lúc này đã có một số xe cứu thương, xe cảnh sát và xe cứu hỏa khác đỗ xung quanh khu nhà. Trong một căn hộ tồi tàn, nhân viên cảnh sát đang tiêm Narcan cho hai người đàn ông bị sốc thuốc.
Ngoài ra, ba người phụ nữ khác cũng đang nằm gục trên nền đất. Trong khi hai người đã hoàn toàn bất tỉnh thì người thứ ba đang cố gắng đưa tay cầu cứu như xác chết biết đi trong tập 1 của bộ phim The Walking Dead.
Chỉ trong vòng 20 phút, đã có tới tám ca dùng thuốc quá liều được phát hiện và một số ca khác đang chờ xử lý. Điều này chỉ có một nguyên nhân duy nhất: Đã có một mẻ ma túy chứa những chất nguy hiểm khác được bán ra khiến cho những con nghiện "xui xẻo" bị quá liều hàng loạt.
Mỗi lần xảy ra trường hợp như vậy lại là một thử thách to lớn đối với những nhân viên y tế của Trung tâm cấp cứu hạt Cabell như David McClure. Họ phải liên tục di chuyển khắp thành phố để xử lý những ca dùng thuốc quá liều, và yêu cầu đội ngũ cảnh sát đi săn lùng khắp các ngõ ngách để tìm kiếm kẻ đã cung cấp mẻ ma túy kém chất lượng cho hàng loạt con nghiện trên thành phố.
Cuối ngày, theo thống kê đã có tới 28 ca dùng thuốc quá liều được ghi nhận chỉ trong khoảng thời gian gần 5 tiếng đồng hồ. Nạn nhân bao gồm cả một cặp cha con và một cặp vợ chồng đang cùng nhau phê thuốc.
Hôm đó là một "trang sử" tồi tệ đối với thành phố Huntington, một bi kịch mà bất cứ ai cũng biết trước hậu quả nhưng lại không biết cách để ngăn chặn nó.
Ma tuý - vấn nạn không hồi kết tại Mỹ
Ông Steve Williams, thị trưởng thành phố Huntington đang chợp mắt trong phòng sau một chuyến công tác dài ngày thì bị đánh thức bởi chuông báo tin nhắn trên điện thoại. Nhưng một cơn ác mộng ngoài đời thực đã khiến ông quên đi nỗi buồn ngủ và trở nên tỉnh táo hơn hẳn: Lại một vụ dùng thuốc quá liều tập thể xảy ra tại thành phố này.
Hàng chục người đã thi nhau gục ngã ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra tận ngoài đường lớn. Đại dịch khủng khiếp nhất đã bắt đầu bao trùm lên toàn thành phố Huntington.
Ông Steve Williams lại trầm ngâm suy nghĩ bởi không biết nguyên nhân của vụ dùng thuốc quá liều tập thể lần này là gì? Liệu có phải là do ma túy đã được trộn với fentanyl, một thứ thuốc giảm đau mạnh gấp 50 lần morphine? Hay là do carfentanil, thứ thuốc gây mê cho voi mạnh gấp 100 lần fentanyl?
Trong những năm gần đây, nhiều loại hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là fentanyl và carfentanil đã được những kẻ buôn bán ma túy trên khắp nước Mỹ trộn lẫn trong "sản phẩm" nhằm "tăng cảm giác" cho khách hàng khi sử dụng nó.
Ông Steve Williams đã sống tại thành phố Huntington được hơn 44 năm. Theo ông, Huntington vào thập niên 1970 là một thành phố tuyệt vời. Khi đó, cả khu vực chỉ có vài chục con nghiện và toàn bộ đều được giám sát chặt chẽ bởi lực lượng cảnh sát địa phương.
Tuy nhiên, tới thập niên 1980, nền kinh tế thành phố bắt đầu xuống dốc do nhiều nhà máy đóng cửa khiến việc làm trở nên khan hiếm. Mọi người bỗng rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi hơn 1/3 dân số phải sống dưới mức nghèo đói.
Kể từ đó, ma túy đã dần len lỏi vào cuộc sống thường ngày của người dân, bởi nó có thể giúp họ tạm quên đi những khó khăn trong cuộc sống và tìm thấy cảm giác thoải mái nhất thời với một mức giá phải chăng.
Năm 2013, khi ông Steve Williams đắc cử vị trí thị trưởng thành phố Huntington, vấn nạn lạm dụng ma túy tại hạt Cabell đã vượt ngoài tầm kiểm soát với tỷ lệ tử vong cao gấp 13 lần mức trung bình của toàn nước Mỹ.
Sau khi lên nắm quyền, ông Steve Williams đã đưa ra nhiều chính sách nhằm giảm thiểu những hậu quả do ma túy mang lại, bao gồm chương trình cung cấp bơm kim tiêm miễn phí hay tìm kiếm nguồn tại trợ cho 2.200 thiết bị tiêm naloxone tự động trị giá 1,5 triệu USD để phân phát cho người dân.
Ông cũng rất thành công trong việc tập hợp mọi nguồn lực có thể, từ các nhân viên y tế, nhân viên cảnh sát, nhân viên trại giam... cho tới những thẩm phán và lãnh đạo cộng đồng để cùng chung tay chống lại vấn nạn ma túy.
Theo ông Steve Williams thì tại bang West Virginia, ma túy không bỏ sót một ai hay một đối tượng cụ thể nào: Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người một cách "bình đẳng", cho dù bạn là người da đen hay người da trắng, người vô gia cư hay một luật sư, một đứa trẻ 12 tuổi hay một cụ già 80 tuổi.
Bản thân ngài thị trưởng cũng không chắc chắn liệu những người xung quanh mình có sử dụng ma túy hay không, vì vậy ông luôn mang theo một ống tiêm naloxone tự động để phòng trừ khi cần thiết.
Dẫu vậy, ma túy vẫn đang tiếp tục hoành hành tại thành phố Huntington. Ngày hôm nay, ông Steve Williams lại một lần nữa cảm thấy bất lực khi nghe tin về việc người dân dùng thuốc quá liều tập thể. Những lúc như vậy, ông chỉ có thể ngồi cầu nguyện cho thành phố của mình mà thôi!
Thậm chí, những đứa trẻ sơ sinh cũng không nằm ngoại lệ. Chúng trở nên yếu ớt, hay khóc và thường xuyên vật vã bởi thiếu hương vị quen thuộc của heroin - thứ mà các bà mẹ trẻ vẫn thường hay sử dụng trong thời kì mang thai.
Số phận bi đát của những em bé "nghiện" heroin
Sara Murray là một y tá kỳ cựu ở bệnh viện Cabell Huntington Hospital. Hiện cô đang chăm sóc hơn 20 đứa bé trong khu vực dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, Sara lại cảm thấy mệt mỏi và quá bất lực trước tình trạng của những sinh linh bé bỏng ấy.
Mỗi ngày, cô đều phải đối mặt với tiếng gào thét thất thanh từ các em nhỏ đáng thương trong phòng điều trị. Dù mới vài ngày tuổi, song chúng đã bắt đầu run rẩy và liên tục nôn mửa suốt nhiều ngày liền.
Theo y tá Sara, nhiều bà mẹ nghiện ngập cũng thường xuyên say rượu hay sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ hoặc thuốc chống động kinh trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, đa phần các em bé trên đều phải chịu đựng một số ảnh hưởng mang tính lâu dài về hệ thần kinh.
Thành phố Huntington - nơi được mệnh danh là "thủ phủ" ma tuý giữa lòng nước Mỹ.
Đã hai năm nay, khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh của Sara Murray luôn rơi vài tình trạng quá tải với số bệnh nhi điều trị thường tăng gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi so với bản thiết kế ban đầu.
Trong những năm gần đây, cứ 10 trẻ em được sinh ra tại bệnh viện này thì có tới một bé mang dấu hiệu thèm thuốc – có thể là heroin, cocaine, thuốc phiện hay sự kết hợp của nhiều loại ma túy khác nhau.
Những con số trên phản ánh một thực tế đáng giật mình tại thành phố của Sara Muray: Khoảng 25% dân số ở đây đang sống phụ thuộc vào một loại chất gây nghiện hoặc các hợp chất khác có nguồn gốc từ thuốc phiện. Và bang West Virginia đang dẫn đầu về tỷ lệ người chết do dùng thuốc quá liều cao nhất nước Mỹ.
Nhân viên cảnh sát Jacob Felix đang thu thập bơm kim tiêm đã qua sử dụng
tại một khu đất bỏ hoang ở thành phố.
tại một khu đất bỏ hoang ở thành phố.
Gần như tất cả người dân tại thành phố Huntington đều là nạn nhân của đại dịch ma túy.
Đó là những ông bố, bà mẹ phải chứng kiến hình ảnh con mình nằm trong chiếc quan tài lạnh lẽo. Đó là những đứa trẻ phải ngước nhìn cảnh tượng người thân chìm đắm trong cơn phê thuốc triền miên, hoặc một ngày thấy họ rời đi và không bao giờ trở lại.
Kinh khủng hơn, chúng còn vô tình trở thành một "con nghiện nhí" ngay từ khi mới lọt lòng.
Và khi cô Sara đang nỗ lực chăm sóc cho những sinh linh vô tội, nhằm giúp các bé có thể giảm bớt sự đau đớn, khó chịu và sớm trở lại với cuộc sống bình thường thì cha mẹ chúng lại không có ở đây. Rất có thể họ đang nằm trong một căn hộ tồi tàn hay một góc phố nào đó để ngất ngây trong cơn phê thuốc của mình.
Vấn nạn sử dụng thuốc quá liều và cái kết đã được báo trước
Đầu giờ chiều, David McClure, hộ lý làm việc cho Trung tâm cấp cứu hạt Cabell đã có mặt tại hiện trường của một vụ tai nạn giao thông. Đó là một chiếc xe hơi mất lái, tông thẳng vào dải phân cách trước khi dừng lại ngay giữa đường.
Khi tới gần chiếc xe, David vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy một cô gái khoảng hơn 20 tuổi ngồi gục trước bánh lái, trong khi nước dãi đang chảy ra từ miệng cùng hơi thở ngày càng yếu ớt.
Sau khi thăm khám lâm sàng, anh đã kết luận cô gái trên bị mất phương hướng do sử dụng chất kích thích quá liều. Ngoài ra, chiếc bơm kim tiêm đang nằm lăn lóc trên đùi nạn nhân cũng là bằng chứng rõ nét nhất cho hành vi nghiện ngập của thiếu nữ trẻ.
Dấu vết của bánh xe hơi được lưu lại trên dải phân cách.
Đây chỉ là một hình ảnh bình thường mà David McClure và đồng nghiệp phải chứng kiến hằng ngày. Thậm chí, họ cũng từng bắt gặp nhiều thanh niên đang nằm gục trong một góc tối hay những ông bố, bà mẹ nằm chết ngất ngay bên cạnh đứa con nhỏ còn chưa biết đi.
David McClure đã cứu sống hàng nghìn trường hợp dùng thuốc quá liều trong sự nghiệp y học mình, nhưng chưa bao giờ nhận được một lời cảm ơn nào hết. Đôi khi, anh còn bị phàn nàn vì đã làm hỏng cơn phê thuốc của họ.
Lúc này, David chỉ có vài phút để cứu sống tính mạng của cô gái kia. Anh và đồng nghiệp nhanh chóng đeo mặt nạ thở cho bệnh nhân rồi vội vã đưa cô lên xe cứu thương. Khi chiếc xe đang chạy, ho cố gắng tìm kiếm một tĩnh mạch còn dùng được trên tay cô gái và tiêm một liều naloxone – loại thuốc chống quá liều được dùng để cứu sống những con nghiện đang trên bờ sinh tử.
Vài phút sau, cô gái đã bắt đầu đầu tỉnh lại, đúng lúc chiếc xe cứu thương kịp dừng đỗ bên ngoài bệnh viện Cabell Huntington Hospital. Chưa kịp có thời gian nghỉ ngơi, chiếc xe cấp cứu ấy lại nhận được yêu cầu điều động, có thể là tới hiện trường của một vụ dùng thuốc quá liều khác.
Tại thành phố Huntington, ma tuý không bỏ sót bất kì đối tượng nào,
kể cả trẻ sơ sinh hay vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ.
kể cả trẻ sơ sinh hay vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ.
Tại thành phố Huntington, người ta có thể không biết ai là tổng thống thứ 39 của Mỹ, nhưng hầu như ai cũng biết Narcan là thứ gì. Bởi đây là tên thương hiệu phổ biến nhất của naloxone – thứ thuốc chuyên dùng để cứu sống những ca bị sốc thuốc.
Thậm chí, "bị Narcan" còn được sử dụng như một cụm từ "lịch sự" để chỉ việc dùng thuốc quá liều tại thành phố Huntington.
Ngay khi David McClure đang mải cứu sống cô gái trẻ kia thì một đồng nghiệp khác của anh, Derrick Ray cũng tới bên ngoài một khu nhà được miêu tả là "có thương vong lớn".
Lúc này đã có một số xe cứu thương, xe cảnh sát và xe cứu hỏa khác đỗ xung quanh khu nhà. Trong một căn hộ tồi tàn, nhân viên cảnh sát đang tiêm Narcan cho hai người đàn ông bị sốc thuốc.
Ngoài ra, ba người phụ nữ khác cũng đang nằm gục trên nền đất. Trong khi hai người đã hoàn toàn bất tỉnh thì người thứ ba đang cố gắng đưa tay cầu cứu như xác chết biết đi trong tập 1 của bộ phim The Walking Dead.
Chỉ trong vòng 20 phút, đã có tới tám ca dùng thuốc quá liều được phát hiện và một số ca khác đang chờ xử lý. Điều này chỉ có một nguyên nhân duy nhất: Đã có một mẻ ma túy chứa những chất nguy hiểm khác được bán ra khiến cho những con nghiện "xui xẻo" bị quá liều hàng loạt.
Mỗi lần xảy ra trường hợp như vậy lại là một thử thách to lớn đối với những nhân viên y tế của Trung tâm cấp cứu hạt Cabell như David McClure. Họ phải liên tục di chuyển khắp thành phố để xử lý những ca dùng thuốc quá liều, và yêu cầu đội ngũ cảnh sát đi săn lùng khắp các ngõ ngách để tìm kiếm kẻ đã cung cấp mẻ ma túy kém chất lượng cho hàng loạt con nghiện trên thành phố.
Tình trạng dùng thuốc quá liều tại bang West Vỉginia đang có xu hướng gia tăng đột biến.
Cuối ngày, theo thống kê đã có tới 28 ca dùng thuốc quá liều được ghi nhận chỉ trong khoảng thời gian gần 5 tiếng đồng hồ. Nạn nhân bao gồm cả một cặp cha con và một cặp vợ chồng đang cùng nhau phê thuốc.
Hôm đó là một "trang sử" tồi tệ đối với thành phố Huntington, một bi kịch mà bất cứ ai cũng biết trước hậu quả nhưng lại không biết cách để ngăn chặn nó.
Ma tuý - vấn nạn không hồi kết tại Mỹ
Ông Steve Williams, thị trưởng thành phố Huntington đang chợp mắt trong phòng sau một chuyến công tác dài ngày thì bị đánh thức bởi chuông báo tin nhắn trên điện thoại. Nhưng một cơn ác mộng ngoài đời thực đã khiến ông quên đi nỗi buồn ngủ và trở nên tỉnh táo hơn hẳn: Lại một vụ dùng thuốc quá liều tập thể xảy ra tại thành phố này.
Hàng chục người đã thi nhau gục ngã ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra tận ngoài đường lớn. Đại dịch khủng khiếp nhất đã bắt đầu bao trùm lên toàn thành phố Huntington.
Ông Steve Williams lại trầm ngâm suy nghĩ bởi không biết nguyên nhân của vụ dùng thuốc quá liều tập thể lần này là gì? Liệu có phải là do ma túy đã được trộn với fentanyl, một thứ thuốc giảm đau mạnh gấp 50 lần morphine? Hay là do carfentanil, thứ thuốc gây mê cho voi mạnh gấp 100 lần fentanyl?
Trong những năm gần đây, nhiều loại hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là fentanyl và carfentanil đã được những kẻ buôn bán ma túy trên khắp nước Mỹ trộn lẫn trong "sản phẩm" nhằm "tăng cảm giác" cho khách hàng khi sử dụng nó.
Chân dung ngài thị trưởng Steve Williams
Ông Steve Williams đã sống tại thành phố Huntington được hơn 44 năm. Theo ông, Huntington vào thập niên 1970 là một thành phố tuyệt vời. Khi đó, cả khu vực chỉ có vài chục con nghiện và toàn bộ đều được giám sát chặt chẽ bởi lực lượng cảnh sát địa phương.
Tuy nhiên, tới thập niên 1980, nền kinh tế thành phố bắt đầu xuống dốc do nhiều nhà máy đóng cửa khiến việc làm trở nên khan hiếm. Mọi người bỗng rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi hơn 1/3 dân số phải sống dưới mức nghèo đói.
Kể từ đó, ma túy đã dần len lỏi vào cuộc sống thường ngày của người dân, bởi nó có thể giúp họ tạm quên đi những khó khăn trong cuộc sống và tìm thấy cảm giác thoải mái nhất thời với một mức giá phải chăng.
Năm 2013, khi ông Steve Williams đắc cử vị trí thị trưởng thành phố Huntington, vấn nạn lạm dụng ma túy tại hạt Cabell đã vượt ngoài tầm kiểm soát với tỷ lệ tử vong cao gấp 13 lần mức trung bình của toàn nước Mỹ.
Sau khi lên nắm quyền, ông Steve Williams đã đưa ra nhiều chính sách nhằm giảm thiểu những hậu quả do ma túy mang lại, bao gồm chương trình cung cấp bơm kim tiêm miễn phí hay tìm kiếm nguồn tại trợ cho 2.200 thiết bị tiêm naloxone tự động trị giá 1,5 triệu USD để phân phát cho người dân.
Ông cũng rất thành công trong việc tập hợp mọi nguồn lực có thể, từ các nhân viên y tế, nhân viên cảnh sát, nhân viên trại giam... cho tới những thẩm phán và lãnh đạo cộng đồng để cùng chung tay chống lại vấn nạn ma túy.
Theo ông Steve Williams thì tại bang West Virginia, ma túy không bỏ sót một ai hay một đối tượng cụ thể nào: Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người một cách "bình đẳng", cho dù bạn là người da đen hay người da trắng, người vô gia cư hay một luật sư, một đứa trẻ 12 tuổi hay một cụ già 80 tuổi.
Bản thân ngài thị trưởng cũng không chắc chắn liệu những người xung quanh mình có sử dụng ma túy hay không, vì vậy ông luôn mang theo một ống tiêm naloxone tự động để phòng trừ khi cần thiết.
Dẫu vậy, ma túy vẫn đang tiếp tục hoành hành tại thành phố Huntington. Ngày hôm nay, ông Steve Williams lại một lần nữa cảm thấy bất lực khi nghe tin về việc người dân dùng thuốc quá liều tập thể. Những lúc như vậy, ông chỉ có thể ngồi cầu nguyện cho thành phố của mình mà thôi!
Theo Trí thức trẻ