Bệnh nhân này từ Nam Phi trở về Mỹ vào ngày 22/11. Ba ngày sau đó, người này xuất hiện các triệu chứng và xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 29/11.
Khoảng 15h ngày 30/11, các nhà khoa học ở Đại học California đã tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và hoàn thành việc giải trình tự gen sau 5 giờ.
Theo thống đốc Gavin Newsom, bệnh nhân nằm trong độ tuổi 18-49, đã tiêm đủ 2 mũi nhưng chưa tiêm mũi nhắc lại do chưa đủ khoảng cách 6 tháng giữa mũi 2 và 3.
Ông Newsom nói: “Người này không phải nhập viện. Chúng tôi hy vọng bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Những người mà bệnh nhân tiếp xúc đều chưa có kết quả dương tính”.
Tính đến ngày 3/12 đã có thêm ba bang ở Mỹ báo cáo về các trường hợp mắc Omicron, nâng tổng số bang phát hiện có người mắc biến thể này lên 8.
Tổng số ca mắc biến chủng Omicron tại Mỹ hiện nay là 10 người, tuy nhiên trong số 10 bệnh nhân không có ai phải nhập viện.
Do vậy ở thời điểm này Delta vẫn là mối đe dọa y tế hàng đầu ở Mỹ. Đặc biệt trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ cuối năm có thể sẽ là dịp để virus lây lan nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu các đặc tính và mức độ nghiêm trọng của Omicron mặc dù biến thể này dường như chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể được xác định trước đây.
Giới chức y tế Mỹ cho rằng biện pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan của Covid-19, bất kể các loại biến thể, là tiêm vaccine hoặc tiêm bổ sung.
Tiến sỹ Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ cho biết các mũi tiêm vaccine bổ sung hiện nay giúp bảo vệ cơ thể trước một số biến thể bao gồm cả Omicron, chính vì vậy việc cần làm hiện nay là tiêm phòng và tiêm bổ sung vaccine ngừa Covid-19.
Theo Khoevadep