Ngày nào cũng như ngày nào, khoa nhi của bênh viện ung bướu đều đông đúc trẻ em, nằm chen chúc nhau trên giường bệnh, gầm giường. Nhiều phụ huynh thật thà chia sẻ, chỉ ráng cầm cự cho bé sống được mỗi ngày chứ không mong gì hơn. Việc được đi học, vui chơi cùng bạn bè và có một tuổi thơ đẹp là điều không thể với các bé ở đây.

thieunhuungthu1Tầng 2, khoa nhi của bệnh viện Ung Bướu TP.HCM (Q.Bình Thạnh) lúc nào cũng trở nên quá tải vì quá nhiều trẻ đến điều trị các bệnh về khố u, ung thư... Và hầu như bé nào cũng phải nằm lại viện để vô thuốc. Giường bệnh luôn thiếu, cả mẹ và con nằm chen chúc trên giường.

Bác sĩ Ngô Thị Thanh Thủy, trưởng khoa nhi, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết: “Mấy năm trước khoa đều nhận bệnh nhận từ bệnh viện nhi đồng 1 và nhi đồng 2 với khoảng 600 ca/năm. Tuy nhiên, hiện tại khoa giờ chỉ tiếp nhận chủ yếu các em ở bệnh viện nhi đồng 1 do bệnh viện nhi đồng 2 đã có điều kiện chữa các bệnh về ung thư tốt hơn. Hiện tại, mỗi năm chúng tôi tiếp nhận khoảng 400 ca”.

thieunhuungthu2
Và cả gầm giường cũng chất đầy đồ đạc, không gian của những đứa trẻ không may mắn càng chật hẹp.

thieunhuungthu3
Các bé ở đây đều bị ung thư từ khi còn rất nhỏ và đều có thời gian dài gắn bó với giường bệnh, với những túi nước treo trên đầu giường và các cơn đau hành hạ. Mỗi bé một căn bệnh, một hoàn cảnh nhưng "mắc ung thư thì các em chỉ sống để cầm cự, nào ai biết sẽ ra đi lúc nào", một người mẹ nghẹn ngào cho biết.

Theo bác sĩ Thủy, hàng năm số bệnh nhân là trẻ em mắc các bệnh về ung thư đều tăng dần đều. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 70 trường hợp, trong đó chủ yếu là ung thư máu (chiếm 30%). “Đúng là số trẻ mắc ung thư ngày càng tăng nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào giải thích điều này”, bác sĩ Thủy cho biết. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ thì nguyên nhân chính vẫn là do yếu tố môi trường, sinh hoạt, ăn uống không còn đảm bảo an toàn khiến ung thư gia tăng nhiều hơn. “Có nhiều loại ung thư do di truyền nên khi người lớn bị bệnh này nhiều thì đồng nghĩa với trẻ sinh ra cũng tăng khả năng bị”, bác sĩ Thủy nói.

Ngoài ra, trình độ dân trí của người dân ngày càng cao nên họ bệnh viện chuẩn đoán các dấu hiệu nghi ung thư nhiều hơn. Vì vậy bệnh viện sẽ tiếp nhận nhiều ca bệnh hơn nên thường xuyên trong tình trạng quá tải. 

thieunhuungthu4
Các bé đều bị ưng từ khi còn rất nhỏ, trong độ tưổi từ vài tháng đến khoảng 8 tuổi. Trong ảnh, bé Huỳnh KIm Ngọc (6 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) đang điều trị ung thư thận từ 3 năm nay. Một bên thận đã cắt bỏ nhưng khả năng di căn sang quả thận còn lại vẫn còn. Vì bé quá yếu, thiếu máu nên không thể truyền thuốc ở tay mà chỉ có thể truyền ở chân. Từ khi bị bệnh, việc điều trị đã khiến Ngọc không thể đi học.

thieunhuungthu5
Căn bệnh ung thư khiến tóc các bé không thể mọc hoặc buộc phải cạo trọc. Bé Hoàng Ngọc Khánh Phương (3 tuổi, H.Hóc Môn, TP.HCM), bị ung thư máu, đang mê man trong giấc ngủ, Mới 3 tuổi nhưng Phương đã có "thâm niên" gắn bó 2 năm với giường bệnh ở đây, một tháng bé nằm viện ít nhất 15 ngày để bơm tủy, vô thuốc.

thieunhuungthu6
Có những bé mới sinh ra đã bị ung thư. Như bé Bùi Lê Trọng Ân (7 tháng tuổi, quê Kiên Giang) mới sinh ra đã có khôi u trong bụng. "Bác sĩ chuẩn đoán là bị ung thư nguyên bào thần kinh lại nằm ở vị trí không thể mổ được. Gia đình chỉ biết cố gắng cầm cự cuộc sống cho bé ngày ngày nào hay ngày ấy", chị Lê Thụ Trúc Thảo (mẹ bé) cho biết.

thieunhuungthu7
Bị khối u ở não khiến bé Lê Nguyên Bảo Trân (26 tháng tuổi, quê Bảo Lộc) bị liệt nửa người. Dì đã mổ khôi u nhưng sau đó bé bị tái phát lại. "Bác sĩ bảo nếu mổ nữa thì khả năng tử vong rất cao, nếu không mổ thì chắc phải sống đời sống thực vật. Tương lai bé giờ không biết ra sao", bà ngoại bé Trân chia sẻ.

thieunhuungthu8
Số phận bé Lưu Gia Bảo (quê Cà Mau) cũng đầy nghiệt ngã. Căn bệnh ung thư mắt khiến một bên mắt của bé phải bỏ đi.

thieunhuungthu18
Không chỉ bị ung thư mà bé Hoài Nhân (4 tuổi, quê Đồng Nai) còn bị mù hai mắt. Bé phải vịn vào bờ tường, dò dẫm từng bước đi

thieunhuungthu9
Căn bệnh mang trong người khiến bé nào cũng xanh xao. Đôi khi, việc phân biệt bé trai hay gái cũng không đơn giản. Trong ảnh, bé Hồ Triệu Tấn (3 tuổi) bị ung thư máu.

thieunhuungthu11
Không gian vui chơi của các bé gần như không có. Bé Hồ Sỹ Khang phải chơi dưới gầm giường.

thieunhuungthu12
Tuy nhiên, nhiều bé còn không có gầm giường để vui chơi. Bé Nguyễn Tâm Linh (3 tuổi, bị ung thư xương) cùng cha đùa nghịch ngoài hành lang. Cuộc sống của các bé nơi đây phần lớn đều xuất thân từ gia đình nghèo khó. Những món đồ chơi chủ yếu là được các tổ chức thiện nguyện tặng.

thieunhuungthu12
Vì chỉ nằm một chỗ nên điện thoại, ipad là đồ chơi của khá nhiều bé. "Chúng nó biết chơi gì giờ ngoài mấy đồ này. Từ bé đã thiệt thòi nên ráng chiều các bé", một phụ huynh chia sẻ.

thieunhuungthu14
Tuy nhiên, thời gian đùa nghịch của trẻ ung thư là không nhiều. Phần lớn thời gian các bé nằm ngủ hoặc vô thuốc. 

thieunhuungthu15
Mỗi lần vô thuốc đều rất đau đớn, tiếng khóc trẻ em vang vọng khắp hành lang, các phòng của bệnh viện nhất là vào sáng sớm.

thieunhuungthu16
Bé Dương Linh (4 tuôi, quê Tiền Giang) khóc vật vã trong cơn đau khi vừa bị vô thuốc. Nhiều bé đã quen với cảnh này nhưng vẫn không thể kìm được tiếng khóc.

thieunhuungthu16
Dù sớm mang căn bệnh quái ác nhưng những cơn đau không làm che lấp đi sự ngây thơ, đáng yêu của trẻ con. "Hôm nay em thấy hơi khỏe nên tự đi chơi một mình. Mẹ bảo khi nào khỏi sẽ cho em đi học. Em chỉ mong được như vậy", bé Dương Thị Tuyết Tinh (5 tuổi, quê Bình Thuận) chia sẻ.

 
Theo Trí Thức Trẻ