Thành phố cổ Hampi từng là thủ đô của đế chế Vijayanagara hùng mạnh và nơi đây hiện vẫn còn nhiều ngôi đền cổ với kiến trúc độc đáo. Nổi bật nhất trong các ngôi đền là Vittala với cột đá khắc họa tượng thần Yali trong đạo Hindu.
Ngôi đền Vittala là một phần trong Trung tâm linh thiêng của thành phố cổ Hampi, bao gồm nhiều khu du tích nổi tiếng. Đền được xây dựng theo kiến trúc Dravidia với nhiều cột và tượng bằng đá.
Từ trên đỉnh đồi Matanga, du khách có thể chiêm ngưỡng ngôi đền Virupaksha và phong cảnh xung quanh ngôi làng Hampi.
Khung cảnh dòng sông Tungabhadra tuyệt đẹp nhìn từ ngọn đồi Matanga.
Cây đa được coi là biểu tượng linh thiêng trong đạo Hindu. Nhiều người tin rằng cũng có thể thực hiện các điều ước. Tại đây, người dân thường cầu nguyện cho trẻ em bằng cách buộc quần áo vào rễ cây đa.
Thành viên của cộng đồng Jangam đứng trước ngôi đền Virupaksha. Những người Jangam thường sống bán du cư và chủ yếu theo đạo Hindu.
Biểu tượng của thần Shakti trong đạo Hindu được khắc trên đá dọc bờ sông Tungabhadra.
Khu du lịch đồi Hemakuta bao gồm hơn 30 ngôi đền và lăng mộ cổ, với một số công trình được xây dựng trước đế chế Vijayanagara.
Tượng xe kéo bằng đá được xây dựng tại ngôi đền Vittala bởi nhà vua Krishnadevaraya từ thế kỷ thứ 16. Cấu trúc thực chất là một lăng mộ từng chứa tượng Garuda, tượng trưng cho thần Vishnu.
Các tác phẩm chạm khắc từ thế kỷ 16 dựa trên thiên sử thi Ramayana có thể thấy dọc tuyến đường dẫn lên đồi Hemakuta.
Người dân ở Hampi sống thanh bình giữa các quả đồi xanh và các di tích từ thời Vijayanagara. Họ chủ yếu sống bằng nghề canh tác nông nghiệp và nuôi gia súc.
Hành trình di chuyển bằng xe bus từ thành phố Bangalore tới Hampi mất khoảng 8 giờ. Du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều ngôi làng nhỏ, cánh đồng nho, trang trại cây ăn trái và nhà máy điện dọc tuyến đường.
Tòa tháp hoang phế trong ngôi đền Veerabhadra.
Du khách có thể bắt gặp các công trình kiến trúc cổ ở bất cứ đâu tại ngôi làng Hampi.