Khăn liệm Turin, biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất trên Trái đất
Khăn liệm Turin là một tấm vải lanh dài 53 m2 được cho là tấm vải liệm chúa Giê-su, có in hình người đàn ông bị đóng đinh.
Khăn liệm Turin là một tấm vải lanh dài 53 m2 được cho là tấm vải liệm chúa Giê-su, có in hình người đàn ông bị đóng đinh.
Với những người theo đạo Kito, khăn liệm Turin được coi là Thánh tích quan trọng nhất của chúa Giê-su có in hình khuôn mặt và thân thể ngài sau khi được đưa xuống khỏi thập giá và mai táng trong mộ đá.
Bức tranh vẽ Chúa được chôn cất của họa sĩ Giulio Clovio (1498-1578)
Khăn liệm Turin được cho là Thánh tích của chúa Giê-su
Theo Phúc âm ghi lại, tấm vải xuất hiện lần đầu tại Palestine năm 670 và được một giám mục người Pháp ghi chép lại trong chuyến hành hương của ông. Vị giám mục này đã có vinh dự được hôn lên tấm vải được cho là Thánh tích của chúa Giê-su ấy. Sau đó, tấm vải bị lưu lạc ở nhiều nơi cho đến trước năm 1578 khi nó thuộc quyền sở hữu của quận công Philibert de Savoy và được đặt trong thánh đường Saint John the Baptist tại 1 nhà thờ ở Turin, Ý thì nó mới được biết đến với cái tên "khăn liệm Turin".
Năm 1506, Giáo hoàng Giuliô ban hành sắc lệnh công nhận khăn liệm Turin là Thánh tích thực của chúa Giê-su, và gọi đó là "biểu tượng của nỗi thống khổ ở mọi thời đại".
Khăn liệm Turin, di vật gây nhiều tranh cãi
Mặc dù được các tín đồ Thiên chúa giáo tôn sùng và coi là Thánh tích quan trọng của chúa, nhưng nhiều nhà khảo cổ học và khoa học vẫn tỏ ra nghi ngờ và coi khăn liệm là một trong những cổ vật cần được xác thực. Nước Pháp là nơi đầu tiên có sáng kiến điều tra sự thật về tấm vải liệm hoàn toàn trên phương diện khoa học.
Những người theo chủ nghĩa duy vật không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho các hình vẽ trên vải. Dù nhiều người đã cố xóa hình vẽ này đi để chứng minh nó là đồ giả nhưng đều thất bại.
Năm 1900, một đội nghiên cứu và khảo nghiệm từ trường đại học Sorbonne, Pháp do giáo sư Paul Vignon cầm đầu đã tới Turin để kiểm định tấm vải liệm. 2 năm sau, giáo sư xác thực khăn liệm Turin là Thánh tích của chúa Giê-su trước Viện hàn lâm khoa học Pháp.
Ba thập kỷ sau, một tổ điều tra gồm bác sĩ Barlet và các chuyên gia giải phẫu thuộc bệnh viện Saint Joseph Paris lại tới Turin để nghiên cứu tấm vải. Họ cũng xác nhận những dấu vết trên đó là máu người thật bị đóng đinh và không thể làm giả. Tuy nhiên, vết tích trên tấm vải cho thấy xương cổ tay của nạn nhân bị gãy, trong khi sử sách ghi nhận về chúa Giê-su cho hay chúa không bị gãy xương.
Các kết quả điều tra này bắt đầu làm dấy lên những tranh cãi về nguồn gốc của tấm vải trong giới khoa học và sử học, bởi tấm vải này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Kito giáo, là chìa khóa để tìm ra những bí ẩn về cái chết cũng như cuộc đời của Giê-su. Truyền thông báo chí quốc tế cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, điển hình là Reuter, UPI, ABC. Thậm chí các hãng thông tấn này còn cắt cử mật báo viên thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức về tấm vải liệm.
Năm 1977, các nhà khoa học Mỹ phối hợp cùng quốc tế vào cuộc điều tra nguồn gốc của vải liệm Turin và kết quả thu được gây chấn động cả thế giới. ABC đánh giá cuộc điều tra là "một nỗ lực lịch sử".
Hai tạp chí nổi tiếng National Geographic và Harper cũng phát hành những ấn phẩm đặc biệt mừng dịp lễ Phục sinh trong tháng 4/1981 và 1982 để nói về tấm vải đặc biệt này.
Tấm vải liêm Turin là thực, nhưng người đàn ông bị đóng đinh không hề chết bởi những vệt máu trên đó là máu của người sống bị thương, không phải người chết. Một tu sĩ người Anh sau đó khẳng định "Giê-su đã được Kito hóa". Điều này đã vén bức màn bí ẩn của đạo Kito suốt 2000 năm qua. Sự thật lịch sử là Giê-su thoát chết sau khi bị đóng đinh, chứ không phải Giê-su chịu chết để chuộc tội cho nhân loại.
Và để bảo vệ đức tin cũng như tránh sự rèm pha của dư luận, năm 1988, tòa thánh Vatican tuyên bố tấm vải liệm là một vật giả mạo trong một cuộc họp báo thường tại London thay vì tuyên bố công khai tại Vatican. Báo chí về sau gọi cuộc họp báo của tòa thánh là vụ bịp thế kỷ.
>>> Những trò này của đài BBC khiến khán giả nổi giận
Boho
Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet