Bí ấn hồ nước sôi quanh năm, đến gần dễ bị bỏng hoặc tử vong-1

Hồ nước kỳ lạ này nằm trên đỉnh núi Watt trong Công viên Quốc gia Morne Trois Pitons. Nước ở đây không thích hợp để du khách thư giãn hay thăm quan.

Nó sôi sùng sục quanh năm. “Nước sôi lửa bỏng” không chỉ là một tục ngữ dân gian mà nó rất đúng cho hồ nước này.

Du khách không nên kiểm tra tính xác thực ở đây vì uống hoặc tắm nước trong này sẽ dẫn đến tử vong, hoặc ít nhất là bỏng nặng.

Bí ấn hồ nước sôi quanh năm, đến gần dễ bị bỏng hoặc tử vong-2

Hồ được phát hiện lần đầu vào năm 1870 bởi Watt và Tiến sĩ Nicholls, 2 người Anh làm việc tại Dominica vào thời điểm đó. Năm 1875, ông Prestoe, một nhà thực vật học, và Tiến sĩ Nicholls được giao nhiệm vụ điều tra hiện tượng tự nhiên này.

Họ đo nhiệt độ nước và thấy nó dao động từ 180 đến 197 độ F (82 - 91,5 độ C) dọc theo các cạnh, nhưng không thể đo nhiệt độ tại trung tâm nơi hồ đang sôi. Bên cạnh đó, họ đã ghi lại độ sâu khoảng 59m.

Một báo cáo sau đó chỉ ra rằng, có một mạch phun nước đã phát triển ở trung tâm hồ. Mạch này phun ra nước và bùn cao đến 18m, tạo ra một khối bọt hình nón ở đáy và lấp đầy đáy hồ.

Bí ấn hồ nước sôi quanh năm, đến gần dễ bị bỏng hoặc tử vong-3

Thành bên của hồ là hỗn hợp của đất sét, đá bọt và đá nhỏ. Hồ nước này được bao quanh bởi một đám mây dày đặc với làn hơi ẩm ướt tỏa ra.

Bên cạnh đó, bên dưới có những khối nước xoáy, sủi bọt ở giữa hồ để có thể khẳng định rằng nước trong hồ luôn trong trạng thái bị “đun sôi”.

Bí ấn hồ nước sôi quanh năm, đến gần dễ bị bỏng hoặc tử vong-4

Người ta cho rằng, hồ thực chất là một núi lửa ngập nước, một vết nứt mà qua đó các khí thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới, chứ không phải là một miệng núi lửa.

Lưu vực tự nhiên của hồ sôi thu thập lượng mưa từ những ngọn đồi xung quanh và từ hai dòng suối nhỏ đổ vào hồ. Nước thấm qua phần đáy xốp đến dung nham nóng bên dưới, nơi nó bị giữ lại và được “đun sôi”.

Theo Báo Giao Thông