Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc vẫn còn sống và trị vì đất nước Trung Hoa ngàn năm lịch sử.
Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên. Địa danh lịch sử nổi tiếng này đến nay vẫn có những bí ẩn mà người đời sau vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp. Loạt bài Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giúp độc giả biết nhiều hơn về những bí ẩn này.
Ngọn đồi “chưa có ai chạm đến được”
Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã mở một chuyên đề nghiên cứu về địa điểm đặt lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng và tìm suốt 40 năm trên phạm vi cả nước.
Với diện tích lục địa lên xấp xỉ 9,6 triệu km vuông thì việc tìm cho được phần lăng mộ của vị vua nổi tiếng nhất Trung Quốc này không phải là một điều đơn giản. Rất nhiều chuyên gia khảo cổ, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp cùng các hoạt động truy tìm dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ thông qua các văn tự cổ gần như chỉ đi vào ngõ cụt.
Nhưng thật bất ngờ vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã vô cùng kinh ngạc với phát hiện của mình: lần lượt 1,2 rồi đến hàng ngàn tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật dần lộ ra sau lớp đất sâu hàng chục mét gần một quả đồi nằm phía Bắc núi Ly Sơn, cách Tây An 50km về phía Đông.
Ngọn đồi là nơi vào năm 1974, người dân phát hiện ra những di chỉ đầu tiên của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.
Bên trên lăng mộ hay nói cách khác là lăng mộ được bao bọc bởi một đất đắp nổi cao 76 mét, từ Nam đến Bắc dài 350 mét, từ Tây sang Đông rộng 354 mét. Người ta vẫn cho rằng, đây thực chất là một “ngôi mộ” khổng lồ, là ngọn đồi nhân tạo được đắp lên bằng bàn tay con người để che đi phần lăng mộ chính bên trong.
Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km vuông có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở mà phần lớn đã bị phá huỷ hay hư hỏng khiến người ta không thể hình dung ra một lăng mộ đang giấu mình bên trong ngọn đồi kia.
Một phần bên trong ngọn đồi, nơi người dân Tây An khi đào giếng đã vô tình phát hiện ra số lượng tượng binh sĩ bằng đất nung khổng lồ.
Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 mét từ Nam sang Bắc, rộng 392 mét từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể lí giải bằng cách nào và ước lượng số lượng nhân công lớn tới mức nào để có thể xây dựng địa cung có tổng diện tích lên tới 18.000 mét vuông.
Bộ “Sử kí” của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng như sau: “Khi Thuỷ Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào.”
Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được đặt ở núi Ly Sơn, chắc hẳn phải là nơi trung tâm của trời đất theo quan niệm của người xưa?
“Qủa đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được” là lời của chuyên gia khảo cổ Kristin Romey trên đài NBC News, thời điểm ông là cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét tại New York.
Ông cho biết, cho đến ngày nay vẫn chưa có công nghệ nào trên thế giới có thể xâm nhập và khám phá phía bên trong – “phần lõi” của lăng mộ này.
Mồ chôn vùi bí mật kinh hoàng và những tiếng thét ai oán
Cho đến năm 221 trước Công nguyên, là thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng việc tiêu diệt các nước chư hầu; người ta không thể đếm xuể và cũng không thể biết được hết những điển tích, những dòng ghi chép lại của các sử gia về những tội ác tày trời, những thủ đoạn tàn nhẫn đến cùng cực của “vị Hoàng đế đầu tiên” này.
Trong quá trình nghiên cứu sử sách cũng như qua lời truyền miệng của người dân vùng Tây An thì ngoài địa cung, tức gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng, có nghĩa là đất lấp lên cùng với xác người và trên 5 vạn cổ vật quan trọng.
Sự tàn độc của Tần Thuỷ Hoàng là tấm khiên vững chãi che chắn cho những bí mật về lăng mộ này và kho báu vật vô giá chôn sâu cùng ông.
Bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên còn mô tả cách vị vùa Tần bảo lưu bí mật về cách thức và vị trí đặt lăng mộ: “Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra…Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi”.
Đoạn kể rằng, sau khi chôn cất Hoàng đế xong “nhưng người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”, cho nên khi cất giấu xong thì con trai Tần Thuỷ Hoàng là Tần Nhị Thế vâng lời cha đã sai quân lính đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm.
Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên nguỵ trang thành ngọn đồi như ngày nay. Hầu hết thợ xây và những người liên quan đến thiết kế của công trình, nằm trong số hơn 70 vạn người đến đây, đều đã bị giết hại.
Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên. Địa danh lịch sử nổi tiếng này đến nay vẫn có những bí ẩn mà người đời sau vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp. Loạt bài Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giúp độc giả biết nhiều hơn về những bí ẩn này.
Ngọn đồi “chưa có ai chạm đến được”
Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã mở một chuyên đề nghiên cứu về địa điểm đặt lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng và tìm suốt 40 năm trên phạm vi cả nước.
Với diện tích lục địa lên xấp xỉ 9,6 triệu km vuông thì việc tìm cho được phần lăng mộ của vị vua nổi tiếng nhất Trung Quốc này không phải là một điều đơn giản. Rất nhiều chuyên gia khảo cổ, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp cùng các hoạt động truy tìm dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ thông qua các văn tự cổ gần như chỉ đi vào ngõ cụt.
Nhưng thật bất ngờ vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã vô cùng kinh ngạc với phát hiện của mình: lần lượt 1,2 rồi đến hàng ngàn tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật dần lộ ra sau lớp đất sâu hàng chục mét gần một quả đồi nằm phía Bắc núi Ly Sơn, cách Tây An 50km về phía Đông.
Ngọn đồi là nơi vào năm 1974, người dân phát hiện ra những di chỉ đầu tiên của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.
Bên trên lăng mộ hay nói cách khác là lăng mộ được bao bọc bởi một đất đắp nổi cao 76 mét, từ Nam đến Bắc dài 350 mét, từ Tây sang Đông rộng 354 mét. Người ta vẫn cho rằng, đây thực chất là một “ngôi mộ” khổng lồ, là ngọn đồi nhân tạo được đắp lên bằng bàn tay con người để che đi phần lăng mộ chính bên trong.
Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km vuông có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở mà phần lớn đã bị phá huỷ hay hư hỏng khiến người ta không thể hình dung ra một lăng mộ đang giấu mình bên trong ngọn đồi kia.
Một phần bên trong ngọn đồi, nơi người dân Tây An khi đào giếng đã vô tình phát hiện ra số lượng tượng binh sĩ bằng đất nung khổng lồ.
Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 mét từ Nam sang Bắc, rộng 392 mét từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể lí giải bằng cách nào và ước lượng số lượng nhân công lớn tới mức nào để có thể xây dựng địa cung có tổng diện tích lên tới 18.000 mét vuông.
Bộ “Sử kí” của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng như sau: “Khi Thuỷ Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào.”
Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được đặt ở núi Ly Sơn, chắc hẳn phải là nơi trung tâm của trời đất theo quan niệm của người xưa?
“Qủa đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được” là lời của chuyên gia khảo cổ Kristin Romey trên đài NBC News, thời điểm ông là cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét tại New York.
Ông cho biết, cho đến ngày nay vẫn chưa có công nghệ nào trên thế giới có thể xâm nhập và khám phá phía bên trong – “phần lõi” của lăng mộ này.
Mồ chôn vùi bí mật kinh hoàng và những tiếng thét ai oán
Cho đến năm 221 trước Công nguyên, là thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng việc tiêu diệt các nước chư hầu; người ta không thể đếm xuể và cũng không thể biết được hết những điển tích, những dòng ghi chép lại của các sử gia về những tội ác tày trời, những thủ đoạn tàn nhẫn đến cùng cực của “vị Hoàng đế đầu tiên” này.
Trong quá trình nghiên cứu sử sách cũng như qua lời truyền miệng của người dân vùng Tây An thì ngoài địa cung, tức gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng, có nghĩa là đất lấp lên cùng với xác người và trên 5 vạn cổ vật quan trọng.
Sự tàn độc của Tần Thuỷ Hoàng là tấm khiên vững chãi che chắn cho những bí mật về lăng mộ này và kho báu vật vô giá chôn sâu cùng ông.
Bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên còn mô tả cách vị vùa Tần bảo lưu bí mật về cách thức và vị trí đặt lăng mộ: “Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra…Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi”.
Đoạn kể rằng, sau khi chôn cất Hoàng đế xong “nhưng người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”, cho nên khi cất giấu xong thì con trai Tần Thuỷ Hoàng là Tần Nhị Thế vâng lời cha đã sai quân lính đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm.
Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên nguỵ trang thành ngọn đồi như ngày nay. Hầu hết thợ xây và những người liên quan đến thiết kế của công trình, nằm trong số hơn 70 vạn người đến đây, đều đã bị giết hại.
Theo Dân Việt