Bí ẩn những 'ngôi nhà bốc cháy': Tại sao người dân tự đốt nhà mình mỗi 60 năm?
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy những vụ hỏa hoạn xảy ra không phải là tai nạn ngẫu nhiên.
Trong khoảng thời gian từ năm 5500 đến 2750 trước Công nguyên, các quốc gia Romania, Moldova và Ukraine ngày nay là nơi sinh sống của một nhóm người, được gọi là nền văn hóa Cucuteni-Trypillia.
Mặc dù không nổi tiếng như người Sumer ở vùng Lưỡng Hà lân cận, nhưng nền văn hóa Cucuteni-Trypillia cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Họ là xã hội lâu đời nhất được biết đến ở châu Âu, và có thể là một trong những tổ tiên quan trọng của nền văn minh nhân loại nói chung.
Được bao quanh bởi Dãy núi Carpathian, cùng các con sông Dnieper và Dniester, nền văn hóa Cucuteni-Trypillia vô cùng tiên tiến. Họ trồng lúa mì, lúa mạch và các loại đậu.
Ngoài ra, họ còn xây lò nung lớn để nung những món đồ gốm và đeo đồ trang sức làm bằng đồng. Những chiếc rìu của người Cucuteni-Trypillia cũng được làm từ đồng, và được dùng để chặt cây xây nhà.
Trên thực tế, từ "ấn tượng" vẫn chưa đủ để đánh giá khả năng của nền văn hóa này. Gia cố các khung gỗ bằng đất sét khô, người Cucuteni-Trypillia có thể xây dựng một trong những tòa nhà lớn nhất trên thế giới - có nhiều tầng và kích thước bằng 2 sân bóng rổ (gần 700 mét vuông).
Các tòa nhà của người Cucuteni-Trypillia đã khiến các nhà khảo cổ bối rối trong nhiều thế kỷ. Lý do không phải là kích thước của các cấu trúc, mà là trạng thái bảo tồn đặc biệt của chúng - cứ sau mỗi 60 đến 80 năm, các khu nhà lại bị thiêu rụi một cách bí ẩn.
Trên thực tế, Cucuteni-Trypillia không phải là cộng đồng người cổ đại duy nhất ghi nhận hiện tượng này. Những ngôi nhà thường xuyên bị thiêu rụi ở vùng Trung và Đông Âu đến nỗi các nhà khoa học đã đặt cho nó một cái tên riêng: “Burned house horizon” (tạm dịch: khu vực nhà cháy).
Nguyên nhân của những vụ cháy
Trong một thời gian dài, các đám cháy được cho là bắt nguồn bởi những nguyên nhân thông thường như sét đánh hoặc kẻ thù tấn công. Đó là một giả thuyết hợp lý, đặc biệt là khi hầu hết các ngôi nhà thời tiền sử đều được lấp đầy bằng các vật liệu dễ cháy như ngũ cốc và hàng dệt may.
Và hơn hết, chẳng có lý do gì để mọi người cố tình phá hủy tài sản của chính họ? Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số lý do chính đáng đến mức ngạc nhiên cho hiện tượng tự đốt nhà của mình.
Mirjana Stevanovic, một nhà khảo cổ học đến từ Serbia, lập luận rằng cấu trúc của những ngôi nhà ở khu vực này “đã bị phá hủy do cố tình đốt cháy và rất có thể vì lý do mang tính biểu tượng”.
Hình ảnh cộng đồng văn hóa Cucuteni-Trypillia được tái tạo lại bởi những nhà nghiên cứu
Nghiên cứu của cô gợi lại những nghiên cứu của Vikentiy Khvoyka, một học giả khác tin rằng những ngôi nhà bị thiêu rụi khi cư dân sống trong đó qua đời.
Trong khi đó, Evgeniy Yuryevich Krichevski, một nhà khảo cổ học người Nga, đã thực hiện một cách tiếp cận thực tế hơn. Ông cho rằng các dân tộc tiền sử ở Đông Âu không phá hủy ngôi nhà, mà là đang gia cố chúng.
Theo ông, sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cứng các bức tường đất sét, trong khi khói giúp xua đuổi côn trùng. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã phát triển thực tế hơn, có lập luận cho rằng các cấu trúc cũ đã bị đốt cháy chủ yếu để tạo không gian cho những cấu trúc mới.
Tìm lại quá khứ
Vào năm 2022, một nhóm gồm các nhà khảo cổ học và nhà bảo tồn Hungary đã tìm cách hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng cháy nhà này bằng cách phân tích đất và thực vật được phục hồi từ một địa điểm gần Budapest.
Kết quả cho thấy trong số ba sự kiện đốt cháy xảy ra tại địa điểm này, được gọi là Százhalombatta-Földvár, có 2 sự kiện dường như đã bắt đầu một cách có chủ ý.
Các nhà khảo cổ học Arthur Bankoff và Frederik Winter lại đi theo một hướng khác. Năm 1977, cặp đôi mua một ngôi nhà đổ nát từ một gia đình nông dân ở Thung lũng hạ lưu sông Morava ở Serbia.
Tình cờ, ngôi nhà này được làm từ cùng loại vật liệu với những ngôi nhà bị cháy, vì vậy các nhà khảo cổ muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đốt nó.
Kết quả cho thấy trong khi mái nhà bằng gỗ bị phá hủy, những bức tường trát đất sét của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên. Điều này, cùng với thực tế là thí nghiệm cần một lượng nhiên liệu khổng lồ, cho thấy rằng các vụ đốt cháy thời tiền sử là có chủ ý chứ không phải tình cờ.
Cấu trúc tiêu biểu của một ngôi nhà được xây dựng bởi cộng đồng Cucuteni-Trypillia
Bankoff và Winter không phải là những nhà nghiên cứu duy nhất thực hiện hành vi đốt nhà nhân danh khoa học. Vào năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học người Ukraine và Anh đã đốt cháy không chỉ một mà là hai cấu trúc chính xác về mặt lịch sử.
Tuy nhiên, thử nghiệm này khác ở chỗ thay vì mua nhà có sẵn, họ đã chủ động xây dựng ngôi nhà theo phong cách của nền văn hóa Cucuteni-Trypillia. Cuối cùng, kết quả gần như giống hệt nhau.
Các bức tường của cả hai tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn, cũng như nhiều bình đất sét và tượng nhỏ bên trong. Hơn nữa, không có ngọn lửa nào có thể lan rộng, cho thấy rằng hoạt động này an toàn và có thể kiểm soát được.
Một lần nữa, các nhà nghiên cứu ngạc nhiên trước lượng nhiên liệu mà người tiền sử phải sử dụng để đạt đến nhiệt độ tối đa được ghi nhận trong lớp trầm tích.
Cụ thể, họ sẽ cần lượng củi tương đương hơn 130 cây xanh cho mỗi tòa nhà một tầng và 250 cây cho tòa nhà 2 tầng. Do đó, một khu định cư gồm 100 ngôi nhà sẽ cần một khu rừng rộng gần 10 km vuông để đốt.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
58 phút trướcNhiều ý kiến cho rằng, trên thực tế rất khó có thể phân biệt được đâu là giá đỗ sạch, đâu là giá đỗ ủ hóa chất, cùng chuyên gia tìm cách nhận biết đơn giản dưới đây.
-
11 giờ trướcTết Dương lịch là một ngày lễ quan trọng diễn ra vào ngày 1/1 hàng năm. Đây là dịp để mọi người trên toàn thế giới kỷ niệm sự bắt đầu của một năm mới theo lịch dương.
-
16 giờ trướcPhở bò là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 do Taste Atlas công bố mới đây.
-
1 ngày trướcBữa sáng là thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng gan, dưới đây là 4 thực phẩm tốt cho gan nên ăn vào buổi sáng.
-
1 ngày trướcỐc tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn ốc luộc.
-
1 ngày trướcHà Nội và Huế là 2 điểm đến của Việt Nam lọt vào danh sách 50 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới năm 2024 - 2025 do tạp chí danh tiếng Taste Atlas bình chọn.
-
1 ngày trướcSò là loại hải sản vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Thế nhưng, ở chợ hải sản Tết Ất Tỵ, 1 con sò bơ Mỹ được rao bán với giá lên tới 500.000 đồng.
-
1 ngày trướcBệnh nhân 56 tuổi thường xuyên ăn ớt mỗi ngày trong thời gian dài dẫn tới hỏng thận.
-
1 ngày trướcLê Khả Giáp – một YouTuber người Việt chuyên đi du lịch, khám phá các vùng miền trên khắp thế giới – đã ghé thăm và ngủ qua đêm với người dân bộ tộc Mursi ở miền nam Ethiopia.
-
1 ngày trướcBất ngờ xảy ra sự cố động cơ khi đang di chuyển trên không, một máy bay của hãng hàng không Swiss International Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Graz (Áo).
-
2 ngày trướcNgười dân một ngôi làng ven biển ở Andhra Pradesh đã tìm thấy những hạt vàng và đồ trang sức được sóng đánh vào bãi biển.
-
2 ngày trướcVào mùa đông hay mùa hè, việc tắm đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
-
2 ngày trướcHình ảnh thác nước băng treo nhân tạo ở một khu danh thắng thuộc thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, đã gây ra nhiều tranh cãi trên khắp các mạng xã hội.
-
2 ngày trướcBức ảnh ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của cô gái 18 tuổi trước khi bị cơn sóng dữ cuốn trôi ra biển khiến nhiều người rơi nước mắt.
-
2 ngày trướcMột số loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của bạn nhất định phải được bảo quản trong tủ lạnh.
-
2 ngày trướcXác một voi ma mút con được bảo quản tốt nhất thế giới đã được tìm thấy trong một miệng núi lửa Batagaika ở Siberia (Nga).
-
2 ngày trướcChân gà không chỉ là món ăn ngon miệng còn giúp bạn bồi bổ cơ thể, tốt cho xương khớp, chống lão hóa, giảm cân nhờ thành phần collagen dồi dào.
-
2 ngày trướcMột thi thể được tìm thấy trong khoang bánh máy bay của hãng United Airlines sau khi máy bay hạ cánh xuống quần đảo Hawaii (Mỹ).
-
2 ngày trướcNhững chiếc đùi heo Iberico trải qua quá trình ủ muối 48 tháng vô cùng huyền bí đang được rao bán ở chợ Tết. Loại đặc sản được quảng bá thuộc hàng ngon nhất thế giới này có giá tới 40 triệu đồng/chiếc nhưng giới nhà giàu vẫn ồ ạt chốt mua.
-
2 ngày trướcSự cố hy hữu xảy ra ở một ngôi đền, du khách vô tình làm rơi điện thoại iPhone vào trong hòm công đức.
Tin tức mới nhất
-
10 giờ trước
-
10 giờ trước
-
11 giờ trước
-
11 giờ trước
-
14 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
5 ngày trước
-
5 ngày trước