Bí ẩn về đời sống tâm linh của các thiên tài nổi tiếng (Kỳ 4)

Ít ai ngờ rằng nhà khoa học vĩ đại Darwin - cha của "Thuyết tiến hoá" lại là một tín đồ Công giáo. Công trình nghiên cứu cũng như đức tin của ông từng là đề tài tranh cãi gay gắt trong giới khoa học và thần học.

Charles Darwin - Người sáng lập Thuyết TIẾN HÓA tin vào Thuyết TẠO HÓA

Charles Robert Darwin (1809 - 1882) là người cho ra đời Thuyết tiến hóa - một trong những nghiên cứu khoa học vĩ đại và gây tranh cãi nhiều nhất nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhắc đến Darwin, giới chuyên môn lại nhớ đến một con người đầy mâu thuẫn, tồn tại những điểm không đồng nhất trong suy nghĩ.

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả và sùng đạo (cha mẹ là người Công giáo), lại sớm được tiếp xúc với tư tưởng về sự tiến hóa của ông nội (Eramus Darwin - một bác sĩ nổi tiếng từng nghiên cứu về sự tiến hóa), từ nhỏ Darwin đã có cơ hội tiếp xúc đồng thời với hai luồng tư tưởng đối lập: Kinh thánh và Khoa học.


Darwin và "Thuyết tiến hóa" của ông từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học

Sau khi mẹ qua đời năm ông mới tròn 8 tuổi, Darwin được gửi vào học nội trú ở một trường Công giáo. Tại đây, ông nhận được sự giáo dục đầy đủ về giáo lý Thiên Chúa. Như vậy là trước khi đi theo con đường nghiên cứu khoa học, Darwin đã là một tín đồ Công giáo thực thụ. Thậm chí, sau này ông còn bỏ học ngành y ở Đại học Edinburg, chuyển sang học Đại học Cambridge để có thể phục vụ cho Nhà Thờ.

Sau này, niềm tin của ông vào Chúa và giáo điều đã thay đổi dần dần. Một mặt, ông cho rằng tôn giáo là hệ tư tưởng cố hữu, tàn tích còn sót lại của bộ lạc xưa. Nhưng mặt khác, con người này lại cho rằng Chúa là Đấng sáng thế, khai sinh ra các đạo luật cơ bản trong vũ trụ. Ông tin Chúa là người tạo ra vạn vật.

Cuốn sách nổi tiếng Life: How Did it Get Here? By Evolution or by Creation? (tạm dịch là Sự sống xuất hiện thế nào? Bởi Tiến hóa hay Sáng tạo?) xuất bản năm 1985 của Watch Tower đã phân tích rõ ràng những điểm không nhất quán trong quan điểm và nghiên cứu về Thuyết tiến hóa của Darwin.

Trong đoạn kết cuối sách The Origin of Species (tạm dịch là Nguồn gốc của các loài) của Charles Darwin, ông không quên nhắc tới Người thông qua việc thừa nhận sự sống khởi nguyên được Đấng sáng tạo thổi sinh khí vào một vài dạng sinh vật hoặc một sinh vật nào đó.


Chân dung Charles Darwin. Ảnh Wikipedia

Năm 2009, một bài báo viết về Darwin và cuốn sách nổi tiếng của ông được đăng tải trên trang web của Viện Quốc gia về Sức khỏe Mỹ thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Darwin đã khéo léo né tránh việc thảo luận về nguồn gốc sự sống trong cuốn sách của ông".

Trước đó, năm 1863, Darwin đã thừa nhận trong một bức thư gửi tới người bạn Joseph Hooker rằng: "Lúc này, chúng ta không cần thiết phải khi nghĩ về nguồn gốc sự sống; cũng như nghĩ về nguồn gốc vật chất".

Tuy nhiên, năm 1871, ông lại gửi cho bạn mình Hooker một bức thư khác để thảo luận vấn đề ông né tránh - chính là nguồn gốc của sự sống: "Khởi nguyên của sự sống có thể đã xảy ra từ một cái ao nhỏ, với tất cả các loại ammonia và muối phosphoric,… để một hợp chất protein được tạo ra bằng sự kết hợp hóa học rồi sẵn sàng trải qua những biến đổi phức tạp hơn nữa".

Ở nhà khoa học này dường như chất chứa đầy quan điểm mâu thuẫn, suy nghĩ bất nhất. Có thời điểm, ông thừa nhận mình là một người "bất khả tri". Ông không khẳng định tin vào Chúa, cũng không nhận mình là người vô thần, mà chính ông cũng không biết Chúa có thực sự tồn tại hay không.

Trong một vài năm từ 1849 trở đi, Darwin đảm nhận vai trò lãnh đạo trong công việc giáo xứ ở nhà thờ địa phương, nhưng ông lại bỏ các buổi lễ vào Chủ nhật để đi dạo. Đức tin vào Chúa của con người này đã từng bị xáo trộn suốt một thời gian dài.

Cho tới năm 1859, ở tuổi 50, nhà khoa học nổi tiếng này thật sự tin rằng "vạn vật trong vũ trụ hình thành là do Đấng sáng tạo". Niềm tin này được duy trì cho tới cuối đời. Đây là thông tin được đăng tải trên website của Hội Khoa học và Tôn giáo Quốc tế (International Society for Science & Religion) vào năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thiên tài vĩ đại Darwin.

Trong bài viết ngắn gọn của nhà sử học có tiếng ở Anh, John Hedley Brooke, ông đã tập trung vào vấn đề gây tranh cãi trong đời sống riêng tư của Charles Darwin. Đó chính là tôn giáo.

Sinh thời, Darwin từng bị nhiều tín đồ Công giáo lên án gay gắt bởi tư tưởng khoa học tự nhiên của ông. Thậm chí, Darwin còn bị gọi là kẻ phản đồ trong suốt quãng thời gian ông cảm thấy mông lung, không chắc chắn vào sự tồn tại của Chúa.

Nghiên cứu về việc chọn lọc tự nhiên của ông cũng thể hiện sự bất đồng với tư tưởng của đạo Kito trong quan điểm của nhiều người. Nhưng như các nhà nghiên cứu hiện đại đã nói: thực chất trong thuyết tiến hóa của Darwin, ông đã cố tình né tránh đề cập tới nguồn gốc của sự sống, mà chỉ tập trung vào việc phát triển cũng như đào thải của các giống nòi trong tự nhiên.

Những cuộc tranh cãi gay gắt về tín ngưỡng của Darwin còn được ghi chép kỹ lưỡng và lưu lại trong nhà thờ. Darwin cũng đã thừa nhận một cách khiêm tốn rằng rằng ông không thể nghiên cứu sự tồn tại của Chúa trời hay những gì siêu việt trong vũ trụ. Nhưng ông tin vào khoa học ở tương lai sẽ có thể khám phá ra điều đó.

Sau khi Darwin qua đời, ông được chôn ở Tu viện Westminster. Báo London Standard đã viết rằng: "Các tín đồ Thiên Chúa Giáo chân chính có thể chấp nhận Luật Tiến Hóa giống như họ đã chấp nhận ngành Thiên Văn và Địa Chất". Còn tờ Liberal Daily News cho biết: "Học thuyết của Darwin khá nhất quán với niềm tin và hy vọng tôn giáo mạnh mẽ".


Mộ phần của Darwin ở Tu viện Westminster

Mời các bạn đón đọc kỳ 5 trên 2Sao vào 11h ngày 23/7/2017.

LEO
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/bi-an-ve-doi-song-tam-linh-cua-cac-thien-tai-noi-tieng-ky-4-n-127002.html

đời sống tâm linh khoa học tôn giáo Thiên tài

Tin tức mới nhất