Trước đó, sáng 28/8, sau ít phút bắt đầu phiên tòa, do vắng mặt anh Vũ Xuân Trường (đại diện hợp pháp của bị hại), vắng mặt hai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Văn Vũ và Phạm Đức Hữu, để đảm bảo quyền lợi cho các bên, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Hai bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gồm Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý nhà mở tại chùa Bồ Đề).
Hai bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gồm Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý nhà mở tại chùa Bồ Đề).
Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang (phải).
11h50: Sau khi xét hỏi các bị cáo và người liên quan HĐXX tạm dừng phiên xét xử và đến 13h30, phiên tòa tiếp tục.
10h30: Tiếp tục xét hỏi, Nguyệt cho biết, trước khi nhận cháu Công, bị cáo nhận nuôi những ai? Nguyệt khai đang nhận nuôi hai cháu là Nguyễn Đức Anh và cháu Phạm Gia Hân nhưng cả hai đều bị bệnh.
Khi tòa hỏi nuôi 1 lúc 3 cháu nhỏ, vừa đi làm vừa chăm 3 cháu nhỏ thì làm sao? Thu nhập 1 tháng được bao nhiêu?
“Bị cáo thu nhập 15 – 20 triệu đồng/ tháng từ nghề may mặc, buôn bán quần áo, bị cáo vừa chăm các cháu vừa làm, 7 người trong đó có 3 cháu nhỏ được nhận nuôi ở trong ngôi nhà 20 m2”, Nguyệt khai.
Tòa tiếp hỏi: Tại sao thay tên, đổi họ, năm sinh? thì bị cáo Nguyệt bật khóc, sau đó thừa nhận khai “khống”, tên khai sinh là Phạm Thị Tân Nguyệt (sinh năm 1970), tuy nhiên đã khai tên khai sinh là Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979).
Làm giấy chứng sinh mình là mẹ đẻ các cháu để làm gì, thì Nguyệt khai để các cháu sau này lớn lên không tủi thân.
Khi tòa hỏi nuôi 1 lúc 3 cháu nhỏ, vừa đi làm vừa chăm 3 cháu nhỏ thì làm sao? Thu nhập 1 tháng được bao nhiêu?
“Bị cáo thu nhập 15 – 20 triệu đồng/ tháng từ nghề may mặc, buôn bán quần áo, bị cáo vừa chăm các cháu vừa làm, 7 người trong đó có 3 cháu nhỏ được nhận nuôi ở trong ngôi nhà 20 m2”, Nguyệt khai.
Tòa tiếp hỏi: Tại sao thay tên, đổi họ, năm sinh? thì bị cáo Nguyệt bật khóc, sau đó thừa nhận khai “khống”, tên khai sinh là Phạm Thị Tân Nguyệt (sinh năm 1970), tuy nhiên đã khai tên khai sinh là Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979).
Làm giấy chứng sinh mình là mẹ đẻ các cháu để làm gì, thì Nguyệt khai để các cháu sau này lớn lên không tủi thân.
Nguyệt khóc nức nở tại tòa.
10h20: Chủ tọa phiên tòa quay sang xét hỏi bị cáo Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình).
Khi tòa hỏi: Khi đặt vấn đề với Trang xin tìm con, thì tìm cho bị cáo hay cho ai? Nguyệt khai: Đặt vấn đề với Trang là tìm cho chị gái bị cáo một đứa bé cho chị gái là Đặng Thị Hương Giang. Tuy nhiên, trước khi đón cháu Công, Nguyệt nói với Trang mình là người trực tiếp đón cháu bé.
Tại tòa, Nguyệt khai, không hề nói bồi dưỡng 40 triệu cho Trang trước khi nhận cháu Công. Tuy nhiên, HĐXX công bố lời khai ban đầu của Nguyệt tại cơ quan điều tra trước khi nhận cháu Công, Nguyệt nhờ Trang tìm cho cháu bé khỏe mạnh.
Nguyệt khai, ngày 1/1/2014, Nguyệt nhận cháu Công tại nhà Trang ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội và không làm bất cứ giấy tờ nào. Chỉ biết mẹ cháu Công khi nhận nuôi được 1 tháng. Khi tòa hỏi: Tại sao không làm thủ tục nhận nuôi thì Nguyệt tiếp tục khai: “Trang nói là cháu Công được chùa nhận nuôi không có giấy tờ gì nên khi trao cháu bé cho bị cáo cháu Công cũng không có giấy tờ gì”.
Mục đích nhận nuôi cháu bé là gì thì Nguyệt khai nhận nuôi vì cái tâm.
Bị cáo Phạm Thị Nguyệt
Khi tòa hỏi: Khi đặt vấn đề với Trang xin tìm con, thì tìm cho bị cáo hay cho ai? Nguyệt khai: Đặt vấn đề với Trang là tìm cho chị gái bị cáo một đứa bé cho chị gái là Đặng Thị Hương Giang. Tuy nhiên, trước khi đón cháu Công, Nguyệt nói với Trang mình là người trực tiếp đón cháu bé.
Tại tòa, Nguyệt khai, không hề nói bồi dưỡng 40 triệu cho Trang trước khi nhận cháu Công. Tuy nhiên, HĐXX công bố lời khai ban đầu của Nguyệt tại cơ quan điều tra trước khi nhận cháu Công, Nguyệt nhờ Trang tìm cho cháu bé khỏe mạnh.
Nguyệt khai, ngày 1/1/2014, Nguyệt nhận cháu Công tại nhà Trang ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội và không làm bất cứ giấy tờ nào. Chỉ biết mẹ cháu Công khi nhận nuôi được 1 tháng. Khi tòa hỏi: Tại sao không làm thủ tục nhận nuôi thì Nguyệt tiếp tục khai: “Trang nói là cháu Công được chùa nhận nuôi không có giấy tờ gì nên khi trao cháu bé cho bị cáo cháu Công cũng không có giấy tờ gì”.
Mục đích nhận nuôi cháu bé là gì thì Nguyệt khai nhận nuôi vì cái tâm.
9h30: Chủ tòa phiên tòa bắt đầu xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý nhà mở tại chùa Bồ Đề).
Tại phiên tòa, Trang cho biết, làm việc tại chùa Bồ đề từ tháng 10/2010, ban đầu làm việc chăm sóc nuôi trẻ mồ côi. Đến tháng 12/2012 thì được ni sư Thích Đàm Lan giao cho phụ trách quản lý ở nhà mở chăm sóc tất cả người già cơ nhỡ và trẻ nhỏ với tất cả là 199 người, trong đó có 106 cháu bé mồ côi.
Trang cho biết, khi có trường hợp nào được nhận vào chùa Trang sẽ làm thủ tục ban đầu tại trụ sở công an phường. Tuy nhiên, Trang cho biết, có cháu thì khai báo với phường ngay, nhưng có cháu một thời gian sau mới khai báo.
Trang nhận cháu Cù Nguyên Công ngày cuối tháng 10 năm 2013, khi nhận cháu Công làm thủ tục đề nghị chị Trần Thị Thu Hà (24 tuổi) và anh Vũ Xuân Trường (31 tuổi) (bố, mẹ cháu Công) viết giấy gửi kèm.
“Nội dung đơn viết, chị Hà nói cháu Công không phải con chị Hà mà là con người bạn đem gửi nhưng do điều kiện khó khăn không có điều kiện nuôi cháu Công nên mang tới chùa Bồ Đề gửi”, Trang khai.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi: “Có khai báo tên cháu Công không? Tại sao bị cáo không ghi vào sổ?”, Trang khai rằng: “Cháu Công không có tên trong sổ khai báo. Trước khi cháu Công vào thì nhà chùa được UBND quận Long Biên cho biết không cho phép nhận thêm cháu bé nào nữa nên chưa khai báo”.
Trang cho biết, quen Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) vào tháng 8/2012 khi chị Nguyệt hay nhặt trẻ bị HIV đến chùa và thường xuyên đưa những trẻ nhỏ này đi khám.
Đầu năm 2013, Nguyệt đặt vấn đề với Trang là muốn xin một đứa trẻ làm con nuôi.
Trang khai rằng, thấy chị Nguyệt là người có tâm. Nên đã sắp xếp để Nguyệt gặp chị Hà (mẹ cháu Công), nhưng sau đó chị Hà bận không đi được nên Trang đã nhờ một người bán quán nước gần chùa nhận là chị gái Trang không có con muốn nhận nuôi cháu Công. Sau đó, chị Hà đồng ý và vào chùa xin đưa con là cháu Công ra về nuôi và sau đó Trang đèo cả 2 mẹ con chị Hà về nhà mình ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Sau khi chị Hà về nhà thì Trang mới giao con cho Nguyệt.
Khi tòa hỏi tại sao không trao con cho Nguyệt luôn thì Trang khai: “Chị Nguyệt sợ chị Hà biết được con mình ở đâu rồi sau quay lại đòi con nên không muốn cho chị Hà biết nơi con mình được người khác nuôi dưỡng”.
Một ngày sau, Nguyệt về nhà Trang đón cháu Công đi xét nghiệm, sau khi nhận cháu Công, Nguyệt đã đưa cho Trang 35 triệu đồng và nhắn tin nợ Trang 5 triệu vì trước đó hứa “bồi dưỡng” 40 triệu cho Trang và chị Hà (mẹ cháu Công).
Trang sau đó hẹn gặp chị Hà để chuyển tiền do Nguyệt bồi dưỡng. Nhưng chị Hà không đến nên Trang đã chuyển vào tài khoản cho chị Hà 10 triệu đồng, số tiền còn lại Trang dùng để tiêu xài việc cá nhân.
9h15: Đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng truy tố 2 bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang
Tại phiên tòa, Trang cho biết, làm việc tại chùa Bồ đề từ tháng 10/2010, ban đầu làm việc chăm sóc nuôi trẻ mồ côi. Đến tháng 12/2012 thì được ni sư Thích Đàm Lan giao cho phụ trách quản lý ở nhà mở chăm sóc tất cả người già cơ nhỡ và trẻ nhỏ với tất cả là 199 người, trong đó có 106 cháu bé mồ côi.
Trang cho biết, khi có trường hợp nào được nhận vào chùa Trang sẽ làm thủ tục ban đầu tại trụ sở công an phường. Tuy nhiên, Trang cho biết, có cháu thì khai báo với phường ngay, nhưng có cháu một thời gian sau mới khai báo.
Trang nhận cháu Cù Nguyên Công ngày cuối tháng 10 năm 2013, khi nhận cháu Công làm thủ tục đề nghị chị Trần Thị Thu Hà (24 tuổi) và anh Vũ Xuân Trường (31 tuổi) (bố, mẹ cháu Công) viết giấy gửi kèm.
“Nội dung đơn viết, chị Hà nói cháu Công không phải con chị Hà mà là con người bạn đem gửi nhưng do điều kiện khó khăn không có điều kiện nuôi cháu Công nên mang tới chùa Bồ Đề gửi”, Trang khai.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi: “Có khai báo tên cháu Công không? Tại sao bị cáo không ghi vào sổ?”, Trang khai rằng: “Cháu Công không có tên trong sổ khai báo. Trước khi cháu Công vào thì nhà chùa được UBND quận Long Biên cho biết không cho phép nhận thêm cháu bé nào nữa nên chưa khai báo”.
Trang cho biết, quen Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) vào tháng 8/2012 khi chị Nguyệt hay nhặt trẻ bị HIV đến chùa và thường xuyên đưa những trẻ nhỏ này đi khám.
Đầu năm 2013, Nguyệt đặt vấn đề với Trang là muốn xin một đứa trẻ làm con nuôi.
Trang khai rằng, thấy chị Nguyệt là người có tâm. Nên đã sắp xếp để Nguyệt gặp chị Hà (mẹ cháu Công), nhưng sau đó chị Hà bận không đi được nên Trang đã nhờ một người bán quán nước gần chùa nhận là chị gái Trang không có con muốn nhận nuôi cháu Công. Sau đó, chị Hà đồng ý và vào chùa xin đưa con là cháu Công ra về nuôi và sau đó Trang đèo cả 2 mẹ con chị Hà về nhà mình ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Sau khi chị Hà về nhà thì Trang mới giao con cho Nguyệt.
Khi tòa hỏi tại sao không trao con cho Nguyệt luôn thì Trang khai: “Chị Nguyệt sợ chị Hà biết được con mình ở đâu rồi sau quay lại đòi con nên không muốn cho chị Hà biết nơi con mình được người khác nuôi dưỡng”.
Một ngày sau, Nguyệt về nhà Trang đón cháu Công đi xét nghiệm, sau khi nhận cháu Công, Nguyệt đã đưa cho Trang 35 triệu đồng và nhắn tin nợ Trang 5 triệu vì trước đó hứa “bồi dưỡng” 40 triệu cho Trang và chị Hà (mẹ cháu Công).
Trang sau đó hẹn gặp chị Hà để chuyển tiền do Nguyệt bồi dưỡng. Nhưng chị Hà không đến nên Trang đã chuyển vào tài khoản cho chị Hà 10 triệu đồng, số tiền còn lại Trang dùng để tiêu xài việc cá nhân.
9h15: Đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng truy tố 2 bị cáo.
9h: Tòa bắt đầu kiểm tra căn cước của cả 2 bị cáo cùng những người liên quan đến vụ án được mời đến phiên tòa.
8h40: Xe chở hai bị cáo được đưa đến tòa án nhân dân quận Long Biên để chuẩn bị cho phiên xét xử, rất nhiều người liên quan đã có mặt từ sớm để tham dự phiên tòa.
Nhiều người liên quan đã có mặt từ sớm để tham dự phiên tòa.
Hai bị cáo trước vành móng ngựa
tiếp tục cập nhật
Theo Trí thức trẻ