Để được Hoàng đế sủng hạnh đã là một chuyện gian nan và không phải ai cũng có được vinh dự này. Tuy nhiên, kể cả lúc được thị tẩm, các tú nữ trong cung vẫn phải tuân theo nhiều quy định ngặt nghèo.
Quy tắc bất di bất dịch
Sau khi Hoàng đế đã lật thẻ bài tìm được tú nữ được sủng hạnh, người đó sẽ nhận được lệnh tắm rửa và trang điểm đẹp rồi khỏa thân, nằm trên giường và chờ đợi. Tiếp đó, thái giám sẽ bịt mắt và cầm chăn choàng lấy bên ngoài tú nữ rồi vác đến cung của Hoàng thượng.
Sở dĩ họ phải khỏa thân vì các vua triều Thanh sợ sẽ có thích khách trà trộn vào trong để hãm hại Hoàng thượng. Thông thường các phi tần thắt bím tóc nhưng khi hầu hạ Hoàng thượng phải vấn tóc lên cao. Họ còn không được đàng hoàng bước tới giường vua mà phải bò lên giường rồi chui vào chăn để tránh phạm thượng.
Mỹ nữ xưa được thị tậm Hoàng đế phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh minh họa
Khi Hoàng đế đang trong cuộc truy hoan, Thái giám Tổng quản sẽ đứng bên ngoài chờ lệnh bất chợt. Không chỉ có vậy, việc túc trực bên ngoài của Thái giám cũng là cách để định lượng về thời gian giúp Hoàng đế không phòng the quá độ kẻo ảnh hưởng sức khỏe.
Khi đến thời gian dừng lại, Thái giám sẽ hô để báo hiệu. Nếu như Hoàng thượng vẫn không dừng lại thì Thái giám sẽ hô thêm lần 2 và lần 3 tới lúc Hoàng đế dừng mới thôi.
Sau đó,, tú nữ lại bò xuống đất nơi có chăn trải sẵn để Thái giám cuộn lại và khiêng về cung.
Chuyện thị tẩm được giám sát chặt chẽ. Từ thời nhà Minh, người ta đã bắt đầu ghi chép cẩn thận các thông tin của mỹ nữ, cung tần được thị tẩm để truy vết về sau nếu muốn đối chiếu. Ngay cả việc sắp xếp chờ đợi để được sủng hạnh cũng phải là 1-2 ngày, chỉ có Hoàng hậu là được ưu ái không phải chờ đợi.
Trong một cuốn sách của Quan Lão Nhân Lương Khê Tọa cho biết có một thái giám ở Kính sự phòng chuyên trách việc ghi chép chuyện giường chiếu của Hoàng đế. Nếu người được sủng hạnh là Hoàng hậu thì Thái giám này không hỏi gì nhiều mà chỉ ghi rõ ngày tháng và thời gian ân ái. Nếu là tú nữ hay phi tần thì các thông tin được ghi chép cụ thể hơn.
Chuyện giữ thai hay không
Sau khi phi tần đã về cung, Thái giám tổng quản sẽ bước vào phòng Hoàng thượng và quỳ xuống hỏi "giữ hay không giữ". Câu hỏi này muốn đề cập đến chuyện Hoàng thượng có muốn để phi tần đó mang thai sau cuộc sủng hạnh hay không.
Ngay lập tức, Hoàng đế sẽ trả lời. Nếu Hoàng đế đồng ý giữ thì Thái giám sẽ ghi cụ thể thông tin tên, tuổi, ngày tháng quan hệ để xác định chính xác giọt máu nhà vua về sau. Còn nếu không giữ thì phi tần hay tú nữ đó được ấn vào huyệt để long tinh thoát ra ngoài nhằm tránh mang thai.
Nếu phi tần đó cố gắng giữ thai bằng mọi cách mà Kính sự phòng không ghi chép lại thì về sau đứa bé cũng không được công nhận.
Việc mang thai hay không đều do Hoàng đế quyết định. Ảnh minh họa
Theo sử sách của Trung Quốc, nếu không thích cung nữ nào, sau khi thị tẩm, Hoàng thượng có thể sẽ cho treo ngược người đó lên và rửa bằng nước pha bột hoa nghệ tây để loại bỏ tinh dịch ra ngoài.
Việc Hoàng đế chọn giữ thai hay không cũng có lý do đằng sau. Bởi vì hậu cung có rất nhiều phi tần, bất cứ ai cũng muốn đổi đời bằng cách có được long thai. Cho nên Hoàng đế phải quyết định chọn lựa giữ hay không để tránh xảy ra tranh giành, đố kỵ về sau.
Mặt khác, Hoàng đế cũng "chọn mặt gửi vàng", có nghĩa là những người được yêu thương mới có vinh dự mang long thai.
Có một nguyên nhân khác được cho là nếu để lại long thai thì Hoàng đế có thể mang tiếng hoang dâm hay tiếng xấu lưu truyền. Dù thế nào đi nữa, vua vẫn phải tuân theo quy tắc, giới hạn. Nếu áp dụng tránh thai thì không phải lo ảnh hưởng tính uy nghiêm hay để lại giống nòi bừa bãi.
Bình An
Theo Vietnamnet