Tuy nhiên, sự thật trong lịch sử ngày xưa có phải như vậy hay không. Đài truyền hình trung ương CCTV chia sẻ rằng: “Sự tương đồng giữa phim và sử chỉ khoảng 2%”. Thế mới thấy, các nhà làm phim đã thêm thắt rất nhiều tình tiết để khiến bộ phim hấp dẫn và kịch tính hơn.
Không có chuyện yêu đương của Hoàng tử và các cô gái trong cung
Khi xem phim, khán giả dễ dàng thấy được những mối tình lãng mạn giữa các “a ka” và một cô gái nào đó. Tuy nhiên, tư liệu sử sách thời Thuận Trị ghi chép cho biết, thời Thanh các hoàng tử được nuôi dưỡng kì lạ. Họ luôn phải sống trong sự căng thẳng, gò bó và hầu như không có thời gian và tâm trí để yêu đương.
Do quy định trong cung khá nghiêm ngặt, thậm chí mẹ con còn không có cơ hội gặp nhau, nên không có chuyện các hoàng tử thời đó gặp và yêu bất cứ một cô gái nào. “Thuận Trị năm xưa khi sinh ra cũng chỉ thấy được mẹ để một lần. Từ Hy thái hậu sinh con được vài ngày thì đã được nhũ mẫu bế đi”, trích dẫn từ ghi chép.
Không có chuyện các "a ka" yêu cô gái nào đó trong triều đại nhà Thanh (Ảnh: Internet)
Mặt khác, có một chi tiết được sử sách tiết lộ khiến nhiều người sửng sốt rằng các hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”. Mặc dù sống trong nhung lụa giàu có nhưng các hoàng tử không được ăn nhiều. Vua Khang Hy và vua Càn Long ra quy định một ngày chỉ được ăn hai bữa để tốt cho dạ dày.
Ngay đến cả vua Quang Tự khi bé vì ăn uống không đủ no còn đi lấy đồ ăn của thái giám. Một nhà phê bình phim cho biết: “Những tình tiết yêu đương lãng mạn trên phim chỉ là dàn dựng và các đạo diễn cần phải thêm thắt để đẩy mạch phim kịch tính hơn chứ hoàn toàn không có thật”.
Hoàng hậu không dễ dàng bị phế truất
Những câu chuyện về việc tranh sủng hay đấu đá trong hậu cung không còn xa lạ gì với khán giả của phim cổ trang Trung Quốc. Mọi người thường thấy các phi tần sẽ làm bằng mọi cách để lấy lòng Hoàng Thượng và mục đích sau cùng là được lên ngôi hoàng hậu. Thỉnh thoảng trong một số bộ phim, khán giả còn bắt gặp những hoàng hậu yếu đuối mỏng manh, bị dàn phi tần ghen ghét hãm hại.
Bộ phim Chân Hoàn Truyện lấy mô tuýp đấu đá trong hậu cung thời nhà Thanh (Ảnh: Internet)
Trên thực tế, trong sử sách từng đề cập chuyện phi tần đấu đá hay tranh giành trong hậu cung không hề dễ dàng. Hoàng hậu là người có vị trí cao nhất và là chủ nhân của chốn hậu cung. Những phi tần khác dù có được Hoàng thượng sủng ái yêu thương hết mực cũng chỉ là tiểu chủ. Hoàng hậu là người có quyền ở lại bên cạnh Hoàng thượng cả đêm, và đó là đặc quyền riêng.
Nếu Hoàng hậu có mắng các thứ phi thì dù là Hoàng thượng cũng không có khả năng ngăn cản vì đây tố tông tông pháp. Hoàng hậu chỉ bị phế truất khi phạm phải trọng tội, liên quan đến chính trị quốc gia. Hoàng thượng là chủ nhân của Hoàng cung, trị vì đất nước nhưng việc hậu cung là của Hoàng hậu, bất cứ ai cũng không được xen vào.
Theo Trí Thức Trẻ