Cầu U-Bein (Myanmar): Một trong những địa điểm nổi tiếng, được các nhiếp ảnh gia
tìm đến để sáng tác ảnh nhiều nhất ở Myanmar.
Lễ hội Holi (Ấn Độ): Còn được gọi là lễ hội màu sắc của người theo đạo Hindu, thường được tổ chức vào mùa xuân.
Trong ảnh là hàng nghìn người phụ nữ tham gia lễ hội tổ chức tại thành phố Vrindavan.
Nhiều địa điểm khác ở Ấn Độ cũng diễn ra lễ hội Holi, bao gồm thành phố Nasik.
Nhà thờ Sheikh Lotfollah (Isfahan, Iran): Nhà thờ hồi giáo này là một tuyệt tác kiến trúc của thế giới,
công trình do kiến trúc sư Safavid Iranian tạo nên. Isfahan, khoảng 2.500 năm tuổi, là một trong những thành phố cổ nhất Iran.
Tộc người du mục Tsaatan (Mông Cổ): Họ còn được gọi là tộc người du mục Dukha. Với công việc chính là chăn nuôi tuần lộc,
người dân Tsaatan di chuyển chỗ ở khoảng 5-10 lần một năm.
Thị trấn xanh (Chefchaouen, Morocco): Chefchaouen có bề dày lịch sử phong phú, khung cảnh thiên nhiên đẹp
và kiến trúc tuyệt vời. Nhưng nổi tiếng nhất nơi đây là khu vực phố cổ, với tất cả những ngôi nhà được sơn màu xanh.
Điện thờ Fushimi Inari (Nhật Bản): Điện thờ Fushimi Inari được xây dựng lần đầu vào năm 711 để thờ phụng nữ thần
gạo và thịnh vượng Inari. Các tín đồ đến đây để cầu xin sự giàu có và thành công, trong khi du khách bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp và lịch sử của nó.
Chùa Jokhang (Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc): Đối với người Tây Tạng, đây là một trong những ngôi chùa lớn và linh thiêng nhất.
Chùa Jokhang được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Thành phố Harar (Ethiopia): Đây là nơi chứa đựng lịch sử hàng nghìn năm của lục địa đen, với lối kiến trúc sặc sỡ màu pastel.
Nơi đây được công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm 2006), với đặc sản là những con hẻm nhỏ sâu hun hút và tường cao như mê cung.
Câu cá trên cọc (Ahangama, Sri Lanka): Câu cá trên cọc kheo là truyền thống đã có từ lâu của ngư dân ở thị trấn Kathaluwa và Ahangama.
Tại đây, đàn ông dành hai buổi mỗi ngày để đứng trên một chiếc cọc được dựng sẵn, ngồi chờ hàng giờ cho đến khi cá cắn câu.