Người ta từng lên án Nhật Bản vì những vụ săn cá voi tập thể, gây nên cái chết cho hàng trăm chú cá voi hay thương xót cho cảnh cá voi tự sát tập thể tại nhiều bờ biển trên thế giới thì giờ đây, cư dân tại châu Âu lại đang phẫn nộ vì các cuộc tàn sát cá voi trên bờ biển Faroe Islands.

Với loài cá voi, khi chứng kiến một thành viên trong bầy bị mắc cạn, cả đoàn sẽ đi theo con cá voi  tội nghiệp vào khu vực nước nông, dù biết trước nguy hiểm có thể rình rập. Một khi chúng đi vào bờ biển nông, những thợ săn và người dân trên đảo sẽ chờ sẵn với móc câu và dây thừng để kéo chúng vào bờ. Và cuộc thảm sát cá voi hoa tiêu lớn nhất trong năm diễn ra, trước sự chứng kiến của bao người dân, trong đó có cả trẻ em.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 1.Hàng trăm người dân trên đảo Faroe có mặt tại bờ biển để chứng kiến cảnh cá voi bị tàn sát.

Cả vùng biển xanh trong giờ đây đã nhuốm sang màu đỏ của máu và không khí nặng nề của hàng chục chú cá voi đang cận kề cái chết.

Tuần vừa qua, người dân trên đảo Faroe Islands lại có một mùa săn cá voi "thành công" nữa khi họ đã xác định được một bầy cá voi khoảng 200 con ngoài khơi bờ biển Hvannasund. Chỉ sau khoảng 2 giờ, những người thợ săn đã tìm cách đưa được lũ cá voi vào bờ và 120 chú cá voi đã bị giết hại.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 2.Trong đó có cả trẻ nhỏ.

Cá voi hoa tiêu có tập tính bầy đàn cao nên khi trong bầy có một con bị thương, bị điếc hay có vấn đề về cơ thể, cả đoàn sẽ theo sát để bảo vệ. Theo các chuyên gia, cá voi hoa tiêu cũng có cảm xúc khi họ từng chứng kiến những con cá voi khóc trên bở biền khi bị mắc cạn.

Trong vòng khoảng 3 thế kỷ qua, người dân trên đảo Faroes đã giết khoảng 838 chú cá voi mỗi năm, theo một nghiên cứu vào năm 2012. Với cư dân trên đảo, họ không cho rằng đây là hành động mang tính tàn sát khi đó chỉ là một phần văn hóa lâu đời cua hòn đảo. Bên cạnh đó, người dân ở đây tin rằng số lượng cá voi vẫn còn đủ và việc săn bắt của họ vẫn mang tính bền vững.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 3.
Cả vùng biển chuyển đỏ thành màu máu cá voi.

Việc săn cá voi bị nghiêm cấm ở châu Âu và Đan Mạch; do vậy, người dân đảo Faroe Islands cũng không được phép săn bắt cá voi. Tuy nhiên, sẽ phải mất 1 thời gian dài và sự mạnh tay hơn của chính phủ để có thể chấm dứt tình trạng này.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 4.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 5.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 6.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 7.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 8.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 9.

Bờ biển nhuốm màu đỏ máu sau vụ thảm sát cá voi hoa tiêu gây phẫn nộ toàn châu Âu - Ảnh 10.Một số hình ảnh được ghi nhận trong những mùa săn bắt cá voi trước đây.

Theo Trí thức trẻ