Được biết, hai em nằm trong số nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ lại nông thôn để lên thành phố kiếm sống. Các bé ở với người chị gái 17 tuổi trong một ngôi nhà ở thôn Zhongxin, Quý Dương, Trung Quốc trong khi mẹ và ông bà đều đã lần lượt qua đời. Cha của em hiện đang làm lao động phổ thông ở thành phố Quý Dương.

Hàng xóm của gia đình cho biết, người cha sau vài ngày về thăm quê đã lại rời đi vào hôm Chủ nhật 2/8. Cái chết thương tâm của các bé xảy ra khi người chị cả đi thăm họ hàng xa, không có người ở nhà trông nom. 


Khi chị trở về thì đã thấy hai em không còn thở với những vết cắt lớn trên cơ thể. Theo dân làng, em bé nhỏ tuổi hơn đã bỏ học và có dấu hiệu di chứng của bệnh viêm ban B khá nặng. Hiện trong làng cũng còn rất nhiều trẻ em bị bố mẹ đi làm xa bỏ lại.

Vụ án này đang là tiêu điểm của dư luận Trung Quốc, nhấn mạnh bi kịch của những trẻ em nông thôn đứng trước nguy cơ là nạn nhân của những vụ buôn bán, giết người và tự sát.

Ngôi nhà nơi xảy ra cái chết thương tâm của hai đứa trẻ.

Đầu tháng 6 năm nay, một vụ án chấn động khác về trẻ em cũng đã xảy ra tại thành phố Quý Châu. Bốn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi đã cùng nhau uống thuốc trừ sâu để tự sát. "Những đứa trẻ không thiếu thực phẩm và quần áo, nhưng thiếu tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ." Xiao Wenying, một người dân chia sẻ với các phóng viên. "Các bậc cha mẹ không thực hiện trách nhiệm của họ."

Trung Quốc có hơn 60 triệu trẻ em nông thôn, hầu hết sống với ông bà trong khi cha mẹ của chúng phải đi làm việc xa tại các thành phố công nghiệp. Khảo sát cho thấy có khoảng 3-4% trẻ em đang phải sống một mình tại những vùng quê xa xôi.

Khảo sát cho thấy có khoảng 3-4% trẻ em đang phải sống một mình tại những vùng quê xa xôi.

Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường kêu gọi "chấm dứt bi kịch" sau những trường hợp thương tâm xảy ra vào khoảng đầu năm 2015. Ông cũng ra điều luật nghiêm ngặt đối với các viên chức nhằm ngăn chặn tình trạng quản lý lỏng lẻo và thiếu sự hỗ trợ cần thiết cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của chính quyền. 

Theo Trí thức trẻ