Ngậm bồ hòn làm ngọt!
Đến lúc này, duy chỉ có Mạc Hồng Quân là “chất ngoại” đã khẳng định được giá trị khi khoác áo đội U23, đội tuyển Việt Nam. So với các ngoại binh nhập tịch khác, Mạc Hồng Quân may mắn hơn khi anh có cả cha và mẹ là người Việt. Anh cũng không xa lạ gì văn hóa, cách ứng xử của quê hương khi 8 tuổi mới cùng gia đình rời Việt Nam sang định cư ở Cộng hòa Czech. Thêm nữa, thời điểm năm 2012-2013, Quân trở về Việt Nam theo lời giới thiệu của HLV Mai Đức Chung với VFF lại gắn với giai đoạn bóng đá nước nhà rơi vào khủng hoảng, rất cần những cầu thủ trẻ có tài như anh.
HLV Calisto từng gọi các ngoại binh nhập tịch như Huỳnh Kesley (ảnh), Đinh Hoàng Max, Đinh Hoàng La lên tuyển. Ảnh: I.T
Thuận lợi là thế mà có một thời gian, Quân cũng phải… phát bực khi các phương tiện truyền thông cứ nhắc đến anh gắn với cụm từ “chân sút Việt kiều”. Quân khẳng định mình muốn được gọi tên bình thường như mọi cầu thủ khác chứ chẳng phải Việt kiều gì cả! Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy thôi mà Mạc Hồng Quân còn khó chịu, thì thử hỏi, với các cầu thủ ngoại nhập tịch – những người đã được công nhận là công dân Việt Nam, đã hết mình khẳng định trên sân cỏ V.League và được giới chuyên môn đánh giá cao, sẽ còn “cay mắt” đến đâu khi không có cơ hội khoác lên mình chiếc áo đội tuyển?
Thực tế, Hoàng Vũ Samson (vua phá lưới V.League 2013, 2014) đã có những ngày tháng cực kỳ ấn tượng trong màu áo Hà Nội T&T. Anh cũng đã lấy vợ là người Việt, nói tiếng Việt rất sõi và bày tỏ khát khao vào một ngày nào đó được chơi bóng trên sân Mỹ Đình: “Tôi chấp nhận đánh đổi tất cả để được thi đấu và cống hiến trong màu áo đội tuyển Việt Nam. Đó là sự khao khát và nguyện vọng từ trong trái tim. Hoàng Vũ Samson là một người con của đất nước này, xin đừng coi tôi là công dân Việt Nam chỉ trên giấy tờ…”- Hoàng Vũ Samson bộc bạch.
Phía trước, dưới thời HLV Hữu Thắng, liệu Hoàng Vũ Samson có được trao cơ hội ở tuổi 28 – độ chín nhất trong sự nghiệp một cầu thủ?
Phải thay đổi để phát triển
Trở lại thời điểm cách đây mấy ngày, tại lễ ký kết hợp đồng làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, HLV Hữu Thắng đã nhấn mạnh trước đông đảo giới truyền thông: “Điều kiện tiên quyết, bất biến của tôi đối với VFF là tôi phải được toàn quyền quyết định về chuyên môn, chọn cầu thủ lên tuyển cũng như chọn các trợ lý cho mình”. Nói cách khác, nếu Hữu Thắng thực sự muốn tăng cường “chất ngoại” cho đội tuyển thì VFF sẽ không thể ngăn cản, đặc biệt khi ai cũng biết nhiệm vụ của anh rất nặng nề với chỉ tiêu trước mắt là phải lọt vào trận chung kết AFF Cup 2016.
Sáng 6.3, khi được NTNN đặt câu hỏi về chuyện “ngoại binh lên tuyển”, Hữu Thắng đã trả lời ngắn gọn: “Lúc này, tôi chưa tính tới chuyện đó và chưa bình luận gì cả”. Có thể hiểu trong đợt tập trung đội tuyển lần đầu dưới thời Hữu Thắng vào ngày 14.3 tới, Hoàng Vũ Samson và các ngoại binh nhập tịch khác như Lê Văn Tân, Lê Văn Phú, Nguyễn Van Bakel… vẫn chưa thể nở nụ cười hạnh phúc. Việc của họ là lại phải tiếp tục tập luyện chăm chỉ, thi đấu tốt và chờ vận may trong tương lai. “Tôi nghĩ đây là vấn đề chủ trương từ Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT tới VFF. Vậy nên, nếu HLV có muốn chắc cũng khó đấy. Còn quan điểm cá nhân tôi cho rằng các ngoại binh đã nhập tịch, được coi là công dân Việt Nam thì họ phải được bình đẳng, được nhìn nhận như các cầu thủ nội khác. Chắc chắn, chất lượng đội tuyển sẽ tốt hơn khi có sự xuất hiện của những cầu thủ tốt như Hoàng Vũ Samson chẳng hạn”- HLV Trần Bình Sự bày tỏ.
Dưới góc nhìn của một doanh nhân, một người hâm mộ bóng đá, ông Trần Song Hải – Phó Chủ tịch Hội Cổ động viên Việt Nam chia sẻ: “Trong suy nghĩ của giới doanh nhân chúng tôi, tình hình kinh tế của Việt Nam trong 2 năm tới sẽ tốt lên và bóng đá Việt Nam cần có sự thay đổi để tận dụng những nguồn lực kinh tế ấy. Bóng đá không phải là một trò chơi đơn thuần mà ở Việt Nam, nó là một hiện tượng xã hội. Cứ nhìn cảnh người dân thức trắng đêm xếp hàng mua vé xem rồi đổ ra đường chật kín ăn mừng chiến thắng của đội tuyển là hiểu. Sẽ là cứng nhắc nếu lúc này chúng ta không tạo cơ hội cho những ngoại binh có tài lại đầy khát khao cống hiến cho đất nước mình”.
Đến lúc này, duy chỉ có Mạc Hồng Quân là “chất ngoại” đã khẳng định được giá trị khi khoác áo đội U23, đội tuyển Việt Nam. So với các ngoại binh nhập tịch khác, Mạc Hồng Quân may mắn hơn khi anh có cả cha và mẹ là người Việt. Anh cũng không xa lạ gì văn hóa, cách ứng xử của quê hương khi 8 tuổi mới cùng gia đình rời Việt Nam sang định cư ở Cộng hòa Czech. Thêm nữa, thời điểm năm 2012-2013, Quân trở về Việt Nam theo lời giới thiệu của HLV Mai Đức Chung với VFF lại gắn với giai đoạn bóng đá nước nhà rơi vào khủng hoảng, rất cần những cầu thủ trẻ có tài như anh.
HLV Calisto từng gọi các ngoại binh nhập tịch như Huỳnh Kesley (ảnh), Đinh Hoàng Max, Đinh Hoàng La lên tuyển. Ảnh: I.T
Thuận lợi là thế mà có một thời gian, Quân cũng phải… phát bực khi các phương tiện truyền thông cứ nhắc đến anh gắn với cụm từ “chân sút Việt kiều”. Quân khẳng định mình muốn được gọi tên bình thường như mọi cầu thủ khác chứ chẳng phải Việt kiều gì cả! Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy thôi mà Mạc Hồng Quân còn khó chịu, thì thử hỏi, với các cầu thủ ngoại nhập tịch – những người đã được công nhận là công dân Việt Nam, đã hết mình khẳng định trên sân cỏ V.League và được giới chuyên môn đánh giá cao, sẽ còn “cay mắt” đến đâu khi không có cơ hội khoác lên mình chiếc áo đội tuyển?
Thực tế, Hoàng Vũ Samson (vua phá lưới V.League 2013, 2014) đã có những ngày tháng cực kỳ ấn tượng trong màu áo Hà Nội T&T. Anh cũng đã lấy vợ là người Việt, nói tiếng Việt rất sõi và bày tỏ khát khao vào một ngày nào đó được chơi bóng trên sân Mỹ Đình: “Tôi chấp nhận đánh đổi tất cả để được thi đấu và cống hiến trong màu áo đội tuyển Việt Nam. Đó là sự khao khát và nguyện vọng từ trong trái tim. Hoàng Vũ Samson là một người con của đất nước này, xin đừng coi tôi là công dân Việt Nam chỉ trên giấy tờ…”- Hoàng Vũ Samson bộc bạch.
Phía trước, dưới thời HLV Hữu Thắng, liệu Hoàng Vũ Samson có được trao cơ hội ở tuổi 28 – độ chín nhất trong sự nghiệp một cầu thủ?
Phải thay đổi để phát triển
Trở lại thời điểm cách đây mấy ngày, tại lễ ký kết hợp đồng làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, HLV Hữu Thắng đã nhấn mạnh trước đông đảo giới truyền thông: “Điều kiện tiên quyết, bất biến của tôi đối với VFF là tôi phải được toàn quyền quyết định về chuyên môn, chọn cầu thủ lên tuyển cũng như chọn các trợ lý cho mình”. Nói cách khác, nếu Hữu Thắng thực sự muốn tăng cường “chất ngoại” cho đội tuyển thì VFF sẽ không thể ngăn cản, đặc biệt khi ai cũng biết nhiệm vụ của anh rất nặng nề với chỉ tiêu trước mắt là phải lọt vào trận chung kết AFF Cup 2016.
Sáng 6.3, khi được NTNN đặt câu hỏi về chuyện “ngoại binh lên tuyển”, Hữu Thắng đã trả lời ngắn gọn: “Lúc này, tôi chưa tính tới chuyện đó và chưa bình luận gì cả”. Có thể hiểu trong đợt tập trung đội tuyển lần đầu dưới thời Hữu Thắng vào ngày 14.3 tới, Hoàng Vũ Samson và các ngoại binh nhập tịch khác như Lê Văn Tân, Lê Văn Phú, Nguyễn Van Bakel… vẫn chưa thể nở nụ cười hạnh phúc. Việc của họ là lại phải tiếp tục tập luyện chăm chỉ, thi đấu tốt và chờ vận may trong tương lai. “Tôi nghĩ đây là vấn đề chủ trương từ Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT tới VFF. Vậy nên, nếu HLV có muốn chắc cũng khó đấy. Còn quan điểm cá nhân tôi cho rằng các ngoại binh đã nhập tịch, được coi là công dân Việt Nam thì họ phải được bình đẳng, được nhìn nhận như các cầu thủ nội khác. Chắc chắn, chất lượng đội tuyển sẽ tốt hơn khi có sự xuất hiện của những cầu thủ tốt như Hoàng Vũ Samson chẳng hạn”- HLV Trần Bình Sự bày tỏ.
Dưới góc nhìn của một doanh nhân, một người hâm mộ bóng đá, ông Trần Song Hải – Phó Chủ tịch Hội Cổ động viên Việt Nam chia sẻ: “Trong suy nghĩ của giới doanh nhân chúng tôi, tình hình kinh tế của Việt Nam trong 2 năm tới sẽ tốt lên và bóng đá Việt Nam cần có sự thay đổi để tận dụng những nguồn lực kinh tế ấy. Bóng đá không phải là một trò chơi đơn thuần mà ở Việt Nam, nó là một hiện tượng xã hội. Cứ nhìn cảnh người dân thức trắng đêm xếp hàng mua vé xem rồi đổ ra đường chật kín ăn mừng chiến thắng của đội tuyển là hiểu. Sẽ là cứng nhắc nếu lúc này chúng ta không tạo cơ hội cho những ngoại binh có tài lại đầy khát khao cống hiến cho đất nước mình”.
Theo Dân Việt